Qui Trình Và Chứng Từ Đối Với Hàng Nhập Khẩu Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển bao gồm rất nhiều bước. Mỗi bước có những yêu cầu và nội dung nghiệp vụ riêng biệt.
Song các bước nghiệp vụ lại có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Để hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển đạt kết quả tốt nhất cần nắm vũng tất cả các khâu nghiệp vụ có liên quan.
Quì trình nhận hàng nhập khẩu
Gồm các bước nghiệp vụ sau
(1) Chuẩn bị trước khi nhận hàng nhập khẩu
– Kiểm tra trả tiền hay việc mở L/C
– Nắm thông tin hàng và tàu, về thủ tục Hải quan..
– Nhận các giấy tờ như: NOR, Thông báo tàu đến, B/L và các chứng từ khác về hàng hóa.
(2) Nhận hàng từ cảng hoặc tàu:
a. Đối với hàng nháp đóng trong Container
* Đối với hàng nguyên (FCL/FCL)
– Khi nhận được thông báo hàng đến thì chủ hàng mang vận đơn gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng (D/O) và đóng lệ phí.
– Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng kí kiểm hóa (chủ hàng có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt).
– Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O.
– Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.
* Đối với hảng lé(LCL)
Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS qui định và làm các thủ tục như trên
b. Đối vói hàng nhấp thông thương
Hàng hóa nhập khẩu không đóng trong container có thể gồm: nguyên tàu, nguyên hầm tàu hay rời từng lô nhỏ.
– Trước khi dỡ hàng, tàu và đại lý phải cung cấp cho cảng bản Lược khai hàng hóa, Sơ đồ hầm tàu.
– Người nhận hàng và đại diện tàu tiến hàng kiểm tra tình trạng hầm tàu. Nếu phát hiện hầm tàu ẩm ưệt, hàng hóa ở trong tình trạng lộn xộn hư hỏng, mất mát thì phải lập biên bản để hai bên cùng ký. Nếu tàu không chịu
ký vào biên bản thì mòi cơ quan giấm định lập biên bản mệi tiến hành dỡ hàng.
– Tiến hành dỡ hàng để đưa về kho bãi, sau khi dỡ hàng xong cảng và đại diện tàu phải đối chiếu số lượng hàng hóa giao nhận và cùng ký vào Phiếu kiểm kiện (Tally Sheet).
– Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận
(3) Làm thủ tục hải quan
Sau khi có B/L và D/O có thể tiến hành làm thủ tục hải quan cho hàng
nhập khẩu. Thủ tục Hải quan thường qua các bưệc sau:
– Chuẩn bị hồ sơ Hải quan
– Khai và tính thuế nhập khẩu. Chủ hàng tự khai và áp mã tính thuế
– Đăng ký tờ khai
– Đăng ký kiểm hoa
– Tiến hành kiểm hoa
– Kiểm ứa thuế
– Nhận thông báo thuế, đóng thuế và lệ phí Hải quan.
(4) Thanh toán các chi phí cho cảng
Thanh toán các chi phí cho cảng: như tiền thưởng phạt, xếp dỡ, tiền phạt lưu Container, tiền lưu kho bãi…
Khi thay mặt nhà nhập khẩu nhận hàng từ hãng vận chuyển hay đại diện của họ, người giao nhận phải xuất trình và lập nhiều loại chứng từ. Để tiện cho việc theo dõi ta chia các chứng từ này thành 2 nhóm:
– Chứng từ bắt buữc theo qui định của Nhà Nước trong nhận hàng nhập khẩu
– Chứng từ phát sinh trong giao nhận hàng nhập khẩu
Chứng Từ Đối Với Hàng Nhập Khẩu
Theo những qui định mới nhất về hải quan, các chứng từ phải nữp hoặc phải xuất trình khi thông quan hàng nhập khẩu là:
a) Chứng từ phải nộp:
– Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu: 02 bản chính;
– Hợp đồng mua bán hàng hóa hay giấy tờ có giá trị tương đương hợp đồng: OI bản sao;
– Hoa đơn thương mại: OI bản chính;
– Vận tải đơn: OI bản sao chụp từ các bản gốc hoặc bản surrendered (vận đơn giao hàng tại cảng) hoặc Bản chính của các bản vận đơn có ghi chữ copy (bản sao).
b) Chứng từ phải nộp thêm đối với các trường hợp sau đây:
– Bản kê chi tiết hàng hóa (đối với hàng hóa đóng gói không đồng nhất): OI bản chính và Ì bản sao;
– Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu (đối vói trường hợp quy định hàng thực diện phải khai tờ khai trị giá): 2 bản chính;
– Vãn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (đối với hàng hóa thuữc danh mục hàng cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện): OI bản chính (nếu nhập khẩu mỗt lần);
Trường hợp vãn bản này được sử dụng nhập khẩu nhiều lần thì nộp bản sao, xuất trình bản chính. Chi cục Hải quan làm thủ tục lần đầu cấp phiếu theo dõi trừ lùi. Bản chính trả chủ hàng và bản sao lưu Hải quan.
– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) (đối với trường hợp qui định phải nộp): OI bản chính;
– Hợp đễng uy thác nhập khẩu (nếu nhận uy thác nhập khẩu): OI bản sao;
– Giấy đăng kí kiểm tra chất lượng hàng hóa hoặc Thông báo miễn kiểm tra do cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng cấp (đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục phải kiểm ưa Nhà nước về chất lượng): OI bản chính;
– Giấy đãng kí kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch cấp (đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch): OI bản chính.
Chứng từ Khi làm thủ tục cho hàng hóa nhập khẩu qua cảng biển
Khi làm thủ tục cho hàng hóa nhập khẩu qua cảng biển, người khai hải quan phải nộp thêm lệnh giao hàng (D/O). Trường hợp lô hàng do Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu làm thủ tục thì người khai hải quan có thể nộp D/O cho Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan hoặc cho Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng.
b) Chứng từ phải xuất trình:
– Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh: OI bản (bản sao hoặc bản chính);
– Giấy chứng nhận đăng kí mã số kinh doanh xuất nhập khẩu: OI bản (bản sao hoặc bản chính).
Khi nhận hàng nhập khẩu, nguôi giao nhận phải tiến hành kiểm tra, phát hiện thiếu hụt, mất mát tổn thất hàng hóa để kịp thời giúp đỡ người nhập khẩu khiếu nại đòi bễi thường.
Một số chứng từ có thể làm cơ sở pháp lý ban đầu để khiếu nại đòi bễi thường, đó là:
Chứng từ phát sinh trong nhận hàng nhập khẩu
– Biên bản hàng hư hông đổ vỡ: Trong quá trình dỡ hàng ra khỏi container tại cảng đích, nếu phát hiện thấy hàng hóa bị hư hỏng thì đại diện của cảng (công ty giao nhận, kho hàng) và tàu phải cùng nhau lập một biên bản về tình trạng đổ vỡ của hàng hóa.
– Biên bản giám định phẩm chất: Là văn bản xác nhận phẩm chất thực tế của hàng hóa tại nước người nhập khẩu (tại cảng đến) do một cơ quan giám định chuyên nghiệp cấp.
– Biên bản giám định số lượng, trỏng lượng: là chứng từ xác nhận số lượng, trỏng lượng của lô hàng được dỡ khỏi container ở nước người nhập khẩu do công ty giám định cấp sau khi làm giám đinh.
– Biên bản giám định của công ty bảo hiểm: là văn bản xác nhận tổn thất thực tế của lô hàng đã được bảo hiểm do công ty bảo hiểm cấp để làm căn cứ đòi bồi thường tổn thất
– Thư khiếu nại
– Thư dự kháng: Khi nhận hàng tại cảng đích, nếu người nhận hàng có nghi ngờ về tình trạng tổn thất của hàng hóa thì phải lập thư dự kháng để bảo lưu quyền khiếu nại đòi bồi thường các tổn thất về hàng hóa của mình
Xem thêm>>>>>>>>>>>>
Thông tin liên hệ Địa chỉ Gửi hàng đi Mỹ uy tín
Chuyển phát Nhanh Quốc tế Giá rẻ Á Châu Express
104/2 Ba Vân, Phường 14, Q. Tân Bình, Tp HCM
132/17 Dương Văn Dương, Tân Quý, Q. Tân Phú, Tp. HCM
S5.02 Khu đô Thị Vinhome, Thành phố Thủ Đức, Tp HCM
Liên hệ: 0909.135.108 – 033.267.9495 – 090.3939.609
Hãy liên hệ Á Châu express khi bạn muốn gửi 1 lá thư. Một món quà dù rất nhỏ. Hay bất cứ món hàng nào. Bạn sẽ cảm nhận được những gì chúng tôi mang đến để phục vụ cho các bạn.
Liên kết seo: Địa chỉ bán máy đếm tiền tại Nha Trang