CHUYỂN PHÁT NHANH QUỐC TẾ -
Search
Close this search box.

Tình hình phát triển logistic trong doanh nghiệp sản xuất thương mại năm 2023

Tình hình phát triển logistic trong doanh nghiệp sản xuất thương mại 2023 Nền kinh tế Việt Nam trong quý II và quý III/2023 đã có những dấu hiệu phục hồi tích cực

Tăng trưởng và biến động về số lượng doanh nghiệp

Khi các Nghị quyết. Chính sách về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội (KTXH) của Chính phủ được thực thi. Nền kinh tế Việt Nam trong quý II và quý III/2023 đã có những dấu hiệu phục hồi tích cực. Tính chung 9 tháng năm 2023.

Cả nước có 116,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.086,8 nghìn tỷ đồng.

Tổng số lao động đăng ký là 748,9 nghìn lao động. Tăng 3,1% về số doanh nghiệp. Giảm 14,6% về vốn đăng ký. Giảm 1,2% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Cơ cấu mức tăng giá trị

+ Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,43%.(đóng góp 9,16%)
+ Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,41% (đóng góp 22,27%), trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,98%, là mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011 – 2023
+ Khu vực dịch vụ tăng 6,32% (đóng góp 68,57%), trong đó một số ngành dịch vụ thị trường tăng cao như: Bán buôn và bán lẻ tăng 8,04% so với cùng kỳ năm trước
+ Ngành vận tải, kho bãi tăng 8,66%
+ Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,91%
+ Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 13,17%

Cơ cấu mức tăng số lượng

Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (NLTS) trong giai đoạn 2018 – 2022 có xu hướng chững lại . Tuy nhiên khu vực NLTS luôn đóng vai trò là trụ đỡ cho nền kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam.

+ Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (CNXD) có xu hướng tăng trở lại với mức tăng 116% trong năm 2022 với 36.289 doanh nghiệp.
+ Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 9 tháng năm 2023 ước tính tăng 1,65% so với cùng kỳ năm trước (quý I giảm 0,75%; quý II tăng 0,95%; quý III tăng 4,57%).
+ Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ trong giai đoạn 2018 – 2023 có xu hướng tăng lên trung bình khoảng 12%/năm

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2023 tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước
Vận chuyển hành khách tăng 13,1% và luân chuyển tăng 27,9%; vận chuyển hàng hóa tăng 14,6% và luân chuyển tăng 12,5%; khách quốc tế đến nước ta ước đạt 8,9 triệu lượt người, gấp 4,7 lần
Số lượt người Việt Nam xuất cảnh đạt 3,8 triệu lượt người, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước

Tình hình phát triển logistic trong doanh nghiệp sản xuất thương mại
Tình hình phát triển logistic trong doanh nghiệp sản xuất thương mại

Một số xu hướng chuyển dịch của doanh nghiệp sản xuất và thương mại

Xu hướng dịch chuyển về cơ cấu ngành nghề

GDP quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011 – 2023 nhưng với xu hướng tích cực (quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%, quý III tăng 5,33%).

Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế, về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2023, khu vực NLTS chiếm tỷ trọng 11,51%; khu vực CNXD chiếm 37,16%; khu vực DV chiếm 42,72%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,61%
Quý III năm 2023, ghi nhận sự phục hồi nhẹ về lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng sau khi bị sụt giảm trong quý II 2023 (Hình 4.4) do ảnh hưởng sụt giảm đơn hàng trong các ngành công nghiệp dệt, may, da giày; chế biến gỗ và điện tử.
Số lao động trong khu vực này đạt 17,1 triệu người, tăng 10,0 nghìn người so với quý trước; lao động trong khu vực DV đạt 20,4 triệu người và có xu hướng tăng mạnh nhất trong 3 khu vực (tăng 95,8 nghìn người); khu vực NLTS với số lao động là 13,8 triệu người, giảm 18,4 nghìn (Tổng cục Thống kê, 2023).

Xu hướng dịch chuyển khu vực địa lý

Nhìn chung, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới trong giai đoạn từ năm 2018 – 2022 theo khu vực địa lý cũng có xu hướng gia tăng và biến động (Hình 4.5), với mức độ gia tăng trung bình các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong giai đoạn 2021 – 2022 là 124%. Trong đó ở khu vực Đồng bằng sông Hồng (+120%), Trung du và miền núi phía Bắc (+113%), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (+119%), Tây Nguyên (+118%), Đông Nam Bộ (+137%), và ĐBSCL (+139%).
Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, ĐBSCL đang là những khu vực thu hút nhiều doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và thương mại phục vụ cho phát triển kinh tế trong nước và đáp ứng thị trường
quốc tế.

Chi tiết một số vùng địa lý

Theo địa phương và vùng kinh tế tại Việt Nam, hiện nay khu vực có tỷ trọng doanh nghiệp đang hoạt động lớn nhất lần lượt là
+ Đông Nam Bộ (40,65%)
+ Đồng bằng sông Hồng (31,73%)
+ Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (13,16%)

Một số địa phương có tỷ trọng doanh nghiệp đang hoạt động năm 2022 cao như Hà Nội (21%) và TP. Hồ Chí Minh (31%). Một số địa phương có tốc độ gia tăng doanh nghiệp cao trong những năm vừa qua như Thái Nguyên (105%), Bắc Ninh (107%), Hải Phòng (105%), Thanh Hoá (110%), Nghệ An (106%), Bình Dương (108%), Hà Nội (105%), Long An (104%), Cần Thơ (105%).

Xu hướng chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

trong những năm gần đây. Xu hướng chuyển đổi loại hình doanh nghiệp ngày càng tăng. Đây là việc thay đổi hình thức pháp lý để doanh nghiệp có nhiều điều kiện thu hút vốn đầu tư, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh hay chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Trong giai đoạn 2018 – 2022, các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng chuyển đổi mạnh từ doanh nghiệp có vốn nhà nước sang doanh nghiệp tư nhân, Công ty Cổ phần và đặc biệt là công ty trách nhiệm hữu hạn.
Hiện nay trong tổng số lượng doanh nghiệp của Việt Nam, thì doanh nghiệp nhà nước tính đến năm 2022 chỉ chiếm tỷ lệ 0,27%; 96,59% là các doanh nghiệp ngoài nhà nước và 3,14% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Với tỷ trọng 98% số doanh nghiệp cả nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ là một phần thiết yếu của nền kinh tế.

Xét về phát triển quy mô của doanh nghiệp

Trong các lĩnh trong giai đoạn 2018 – 2022, Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp có sự thay đổi từ khối doanh nghiệp nhà nước sang khối doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài.
Khối doanh nghiệp vốn 100% nhà nước quy mô số vốn đầu tư giảm dần từ 30,32% năm 2018 xuống còn 9,06% năm 2022
Khối doanh nghiệp ngoài nhà nước, cụ thể là loại hình Công ty Cổ phần không vốn nhà nước có vốn đầu tư tăng từ 17,49% lên 40,77%, thể hiện sự gia tăng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này và dẫn
tới sự gia tăng nhu cầu đối với các dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh, trong đó có dịch vụ logistics.

Khảo sát về logistics tại doanh nghiệp sản xuất, thương mại năm 2023

Thực hiện chức năng logistics trong doanh nghiệp sản xuất, thương mại

Để thực hiện đánh giá việc thực hiện hoạt động và sử dụng dịch vụ logistics, cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics
Kết quả khảo sát thu được từ 64,1% doanh nghiệp đến từ khu vực miền Bắc, 21,6% doanh nghiệp đến từ khu vực phía Nam và 14,3% đến từ khu vực miền Trung. Phần lớn các công ty đến từ các Công ty Cổ phần (60,4%), công ty TNHH (22%).

Dựa trên tổng thể mẫu là 895.876 DN thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2023 tính đến hết năm 2022. Khảo sát được thực hiện trong 3 tháng vào
năm 2023 thông qua phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản với kích thước mẫu nghiên cứu là 2.000 công ty, chủ yếu ở khu vực Miền Bắc.
Thông tin khảo sát được thu thập dưới hai hình thức: (1) Phỏng vấn trực tiếp tại các công ty trong các chuyến đi thực tế;

Cấu trúc và cơ chế vận hành của các chức năng logistics trong doanh nghiệp

Theo số liệu khảo sát từ 273 doanh nghiệp, có 19,6% doanh nghiệp có phòng logistics trực tiếp thực hiện quản trị các hoạt động logistics. Có 23,5% doanh nghiệp có phòng xuất nhập khẩu phụ trách chức năng logistics và là đầu mối điều phối các hoạt động logistics.
Đây cũng là xu hướng được nhận thấy rõ ràng trong thực tế những năm vừa qua khi Việt Nam đẩy mạnh giao thương quốc tế với các hoạt động sản xuất kinh doanh. Phòng Kế hoạch sản xuất (19%), phòng Kinh doanh (16,2%), và phòng Mua hàng/vật tư (10,7%)

Có khoảng 19,8% doanh nghiệp phản ánh về sự phối hợp lỏng lẻo trong việc thực hiện các hoạt động logistics của doanh nghiệp và 5,1% doanh nghiệp phản ánh các phòng/ban chức năng của họ chưa hiểu rõ về vai trò logistics và sự phối kết hợp trong việc thực hiện hoạt động logistics

Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp sản xuất, thương mại với các đơn vị cung cấp dịch vụ logistics

Theo kết quả khảo sát 2023, , dịch vụ kho hàng và lưu trữ, dịch vụ đại lý hải quan và giao nhận vận tải có mức độ tự thực hiện thấp (10%) và có tỷ lệ thuê ngoài khá cao (trên 50% doanh nghiệp được hỏi đều trả lời là đồng ý với việc thuê ngoài).

Các dịch vụ giá trị gia tăng mới, cần thực hiện cẩn thận và đảm bảo an toàn cho người học, với tỷ lệ trên 40% tuỳ từng hạng mục thực hiện như dịch vụ thu hồi hàng hoá; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ xử xử lý đơn hàng; dịch vụ đại lý giao nhận có mức độ tự thực hiện cao hơn và mức độ thuê ngoài thấp hơn (dưới 30% thuê ngoài toàn bộ).

Lý do doanh nghiệp lựa chọn thuê ngoài các dịch vụ logistics thay vì tự thực hiện bởi một số lý do sau:

Lý do doanh nghiệp lựa chọn logistics thuê ngoài

Chi phí thấp hơn (10,4%)

Chất lượng dịch vụ tốt hơn (13,4%)

Chuyên nghiệp và nhanh chóng hơn (15,8%)

Độ tin cậy cao hơn (8,4%)

Mạng lưới rộng hơn (15%)

Dịch vụ cung cấp đa dạng (13%)

không có khả năng làm (nhân lực, kho bãi, thiết bị, phương tiện,…; 15,2%)

Do khách hàng chỉ định (8,6%).

Tiêu chí đánh giá Chất lượng cung ứng dịch vụ logistics

+ Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên logistics

+ Khả năng cung cấp trang thiết bị của công ty logistics (kho bãi, vận tải, xếp dỡ,…)

+ Khả năng kết nối thông tin của công ty dịch vụ logistics

+ Khả năng cung cấp dịch vụ logistics trọn gói; Khả năng quản lý thời gian thực hiện dịch vụ logistics

+ Khả năng giải quyết tốt các sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên

+ Khả năng phản ứng nhanh chóng và linh hoạt với mọi yêu cầu của khách hàng

+ Độ tin cậy và ổn định của dịch vụ logistics

+ Mức giá phù hợp với chất lượng dịch vụ cung cấp

+ Khả năng cung cấp các dịch vụ logistics giá trị gia tăng

+ Khả năng cung cấp dịch vụ “Door – to – Door”.

Trong các dịch vụ logistics này, phần lớn được đánh giá ở mức trung bình và kém (trên dưới 50%) thay vì mức khá và tốt, kết quả này cho thấy dịch vụ logistics đang cung ứng hiện nay của các doanh nghiệp dịch vụ logistics tại Việt Nam chưa đạt những kỳ vọng của các doanh nghiệp sản xuất và thương mại.

Ứng dụng công nghệ thông tin, xanh hoá hoạt động logistics của các doanh nghiệp sản xuất, thương mại

Trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp sản xuất và thương mại đã nỗ lực đầu tư để tự thực hiện các hoạt động logistics, ứng dụng CNTT vào hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động logistics nói riêng cũng như thực hiện logistics xanh.

Nhiều doanh nghiệp thực hiện khảo sát đã đề cập đến cơ sở hạ tầng kho bãi thực hiện hoạt động lưu trữ và bảo quản tạm thời hàng hoá của doanh nghiệp khi nguyên vật liệu mới về hoặc thành phẩm đã hoàn thiện chờ bán hàng. Khoảng 19,4% doanh nghiệp khảo sát không có kho hàng để lưu trữ bảo quản tạm thời mà phải thuê ngoài kho hàng để hoàn thiện, đóng gói, và bảo quản chờ bán.
Khoảng 26,4% doanh nghiệp được khảo sát có kho với diện tích dưới 100 m2, có 28,2% khách hàng và đối tác có diện tích kho sử dụng từ 1.000 m2 – 5.000 m2; các doanh nghiệp có kho từ 5.000 m2 trở lên đối với doanh nghiệp sản xuất và hương mại thì không nhiều.

Một số rào cản, khó khăn hiện hữu:

(1) Thiếu nhận thức về vai trò của chuyển đổi số
(2) Hạ tầng GTVT chưa hoàn thiện
(3) Rủi ro khi triển khai công nghệ và quan tâm tâm đến lợi tức đầu tư
(4) Chi phí đầu tư chuyển đổi số cao
(5) Thiếu sự đảm bảo về an ninh mạng
(6) Hệ thống thông tin của doanh nghiệp không đồng nhất
(7) Thiếu nguồn lực đầu tư
(8) Thiếu sự phối hợp và cộng tác, chia sẻ
(9) Sự phản kháng của nhân viên và quản lý với những thay đổi do chuyển đổi số mang lại
(10) Thiếu năng lực chuyển đổi số và nhân lực có trình độ công nghệ thấp
(11) Thiếu nhận thức, tầm nhìn và chiến lược,…

Trong doanh nghiệp sản xuất và thương mại, việc xanh hóa hoạt động logistics đã và đang được triển khai ở mức độ thấp và trung bình vì hoạt động này đòi hỏi sự đầu tư vốn, sự sáng tạo và những công nghệ mới.

Hoạt động xanh hoá thể hiện

(1) Sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng sạch (xăng sinh học, năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…);
(2) Sử dụng hệ thống quản lý vận tải thông minh trong việc tối ưu lộ trình vận tải và giảm thiểu nhiên liệu tiêu thụ
(3) Thay thế dần các thiết bị, phương tiện vận tải cũ và chuyển sang dùng các công nghệ mới
(4) Giảm tỷ lệ % phương tiện chạy rỗng
(5) Thực hiện việc chia sẻ vận tải cho các đơn hàng
(6) Sử dụng các bao bì đóng gói có khả năng tái chế.
Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng sạch không hề dễ dàng với các doanh nghiệp sản xuất và thương mại vì liên quan đến vốn đầu tư lớn nên 64% doanh nghiệp chưa thực hiện. 41% doanh nghiệp sản xuất và thương mại cũng chưa ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý vận tải thông minh cho hoạt động của mình.

Việc sử dụng bao bì đóng gói có khả năng tái chế có tỷ lệ cao trong việc thực hiện từ trên 60% trở lên.

 

Tối ưu chi phí logistics

Chi phí logistics cũng là một chi phí đầu vào của doanh nghiệp, góp phần tạo nên giá thành của hàng hóa hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Do vậy, chi phí logistics cao dẫn đến giá thành hàng hóa hay dịch vụ cao sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh với hàng hóa hay dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác, quốc gia khác.Chính vì vậy, việc giảm chi phí logistics có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và toàn nền kinh tế.

21,2% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng, chi phí logistics chỉ chiếm khoảng 5% -10% tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

32,6% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng, chi phí logistics chiếm khoảng 10% -15% tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

16,6% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng, chi phí logistics chỉ chiếm khoảng 15% – 20% tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

6,6% doanh nghiệp có chi phí logistics trên 20%.
Như vậy có khoảng 76,9% doanh nghiệp có mức chi phí logistics dưới 15%. Đây là con số có dấu hiệu đáng mừng về giảm thiểu các chi phí lãng phí trong hoạt động logistics và tăng tính tối ưu của hoạt động logistics mà các doanh nghiệp đang thực hiện trong năm 2023.

 

 

Xem thêm>>>>>>>>>>>>

Thông tin liên hệ Địa chỉ Gửi hàng đi Mỹ uy tín

Chuyển phát Nhanh Quốc tế Giá rẻ Á Châu Express
104/2 Ba Vân, Phường 14, Q. Tân Bình, Tp HCM
132/17 Dương Văn Dương, Tân Quý, Q. Tân Phú, Tp. HCM
S5.02 Khu đô Thị Vinhome, Thành phố Thủ Đức, Tp HCM
Liên hệ: 0909.135.108 – 033.267.9495 – 090.3939.609

Hãy liên hệ Á Châu express khi bạn muốn gửi 1 lá thư. Một món quà dù rất nhỏ. Hay bất cứ món hàng nào. Bạn sẽ cảm nhận được những gì chúng tôi mang đến để phục vụ cho các bạn.

 

news

Related Articles