CHUYỂN PHÁT NHANH QUỐC TẾ -
Search
Close this search box.

HẢI QUAN NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ ĐỂ TẠO TSCĐ

CÁC NHÂN TỐ THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ ĐỂ TẠO TSCĐ

Các nhân tố bên trong

* Hệ thống tổ chức, con người

Thời gian qua, Tổng Cục hải quan đã tổ chức thường xuyên các khoá đào tạo tại cơ quan Tổng cục và các Cục Hải quan địa phương… cho nhiều loại đối tượng cán bộ công chức để cập nhật nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức chuyên sâu, cũng như các kiến thức phụ trợ khác, nên đa số cán bộ công chức hải quan thực hiện quy trình thủ tục đã được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, chuyên nghiệp có tinh thần phục vụ văn minh lịch sự, có kỷ luật, phẩm chất đạo đức tốt.
Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ hải quan đang rất cần được trẻ hóa, bởi đa số cán bộ đã lớn tuổi, và điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tiếp cận công nghệ thông tin, xử lý các thông tin trên máy tính.
Thêm vào đó, trình độ ngoại ngữ, tin học của đa số cán bộ còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đổi mới, hiện đại hóa thủ tục hải quan.

* Các công cụ hỗ trợ

Mỗi cán bộ công chức thực hiện quy trình thủ tục hải quan đều được trang bị máy tính, máy in và các phần mềm hỗ trợ công tác. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại tình trạng máy móc thiết bị không đồng bộ, nhiều máy chủ còn qua tải do cấu hình thấp.

Phần mềm hệ thống khai báo từ xa chưa ổn định, thiếu tính đồng bộ, chưa được phổ biến đến doanh nghiệp gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thực hiện khai báo từ xa.
Hệ thống truyền, nhận thông tin có tốc độ quá chậm do phải tải nhiều phần mềm cùng một lúc hoặc do cấu hình quá cũ dẫn đến tình trạng thất lạc
dữ liệu trong quá trình truyền, nhận hoặc xảy ra sự cố quá tải.

Nhân tố bên ngoài

Do hiện nay quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc tạo tài sản cố định cho dự án đầu tư đã áp dụng hình thức khai báo từ xa, nên đòi hỏi các doanh nghiệp nhập khẩu phải đầu tư trang thiết bị, phần mềm để kết nối với cơ quan hải quan. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đầu tư được trang thiết bị đảm bảo yêu cầu kết nối với cơ quan hải quan, gây khó khăn trở ngại, chậm tiến độ thực hiện thông quan hàng hóa.
Bên cạnh đó, nhân viên làm về thủ tục hải quan của doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm, việc cập nhật thông tin hệ thống văn bản còn hạn chế, dẫn tới tình trạng khai báo thủ tục hải quan còn sai, thiếu.

Nhân tố bên ngoài (TT)

Nhiều doanh nghiệp thường ủy quyền cho một đơn vị làm công tác khai báo hải quan, tuy nhiên đơn vị dịch vụ này không nắm được về thực tế hàng hóa, dẫn tới việc truyền đạt thông tin của cơ quan hải quan với người khai hảiquan chưa thực sự đảm bảo khách quan.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp mua máy móc, thiết bị theo hệ thống dây chuyền, có thể nhập khẩu nhiều lần trong một thời gian dài (do việc lắp đặt máy móc mất nhiều thời gian) nên không nắm rõ một cách hệ thống quy trình thực tế lắp đặt hàng hóa, việc lắp đặt lại do chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm . Do đó, khi phát hiện ra sai sót trong khai báo, thì lại yêu cầu được bổ sung trong khi đã khai với cán bộ hải quan và cán bộ hải quan đã tiến hành
làm thủ tục.

HẢI QUAN NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ ĐỂ TẠO TSCĐ
HẢI QUAN NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ ĐỂ TẠO TSCĐ

Thực trạng quá trình triển khai HẢI QUAN NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ ĐỂ TẠO TSCĐ

Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra

Hồ sơ hải quan mà doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư phải nộp cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục cũng giống như tất cả các loại mặt hàng khác, tức là bao gồm:
– Tờ khai hải quan: 02 bản chính;
– Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: 01 bản sao;
– Hóa đơn thương mại: 01 bản chính, và 01 bản sao;
– Vận tải đơn: 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các bản vận tải đơn có ghi chữ copy.
Tuy nhiên, theo các ý kiến tham gia phỏng vấn và các thông tin thu thập được, trên thực tế, do mặt hàng thiết bị, máy móc tạo tài sản cố định của dự án đầu tư thường thuộc đối tượng được miễn thuế và nhiều ưu đãi khác (do hầu hết các dự án đầu tư đều được các địa phương có chính sách ưu tiên, khuyến khích).

Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra (phần 2)

Bộ hồ sơ chứng từ cần chuẩn bị, nộp cho cơ quan hải quan của các doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng này thường phức tạp hơn so với các mặt hàng khác. Cụ thể, ngoài các chứng từ đã nêu ở trên, doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư thuộc đối tượng miễn thuế cần phải nộp thêm các giấy tờ sau:

– Công văn kèm danh mục hàng miễn thuế của doanh nghiệp đề nghị đăng ký danh mục hàng nhập khẩu tạo tài sản cố định miễn thuế nhập khẩu của dự án đầu tư, cam kết sử dụng đúng mục đích.
– Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư (bản sao); xuất trình bản chính để đối chiếu.
– Phiếu theo dõi, trừ lùi hàng hóa nhập khẩu miễn thuế thực hiện theo Mẫu. Điều đó dẫn đến việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ của cán bộ hải quan khó khăn hơn, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm và ý thức làm việc của cán bộ hải
quan phải cao hơn.
Các ý kiến cho biết, hiện nay đối với mặt hàng thiết bị, máy móc tạo tài sản cố định của dự án đầu tư, việc tiếp nhận hồ sơ, khai báo hải quan hầu hết được thực hiện thông qua khai báo từ xa. Điều này cũng được minh chứng qua các số liệu thực tế:

Tỷ lệ số tờ khai từ xa của các địa phương năm 2008

1 Thành phố Hà Nội 97,7 (%)
2 Thành phố Hồ Chí Minh 29,2 (%)
3 Thành phố Hải Phòng 97,6 (%)
4 Cục hải quan Hà Giang 1,0 (%)
5 Cục hải quan Cao Bằng 12,4 (%)
6 Cục hải quan Điện Biên 0,0 (%)
7 Cục hải quan Lào Cai 88,4 (%)
8 Cục hải quan Lạng Sơn 60,0 (%)
9 Cục hải quan Quảng Ninh 15,0 (%)
10 Cục hải quan Thanh Hóa 30,0 (%)
11 Cục hải quan Nghệ An 34,2 (%)
12 Cục hải quan Hà Tĩnh 0,0 (%)
13 Cục hải quan Quảng Bình 23,5 (%)
14 Cục hải quan Quảng Trị 80,0 (%)
15 Cục hải quan Thừa Thiên Huế 79,8 (%)
16 Thành phố Đà Nẵng 82,0 (%)
17 Cục hải quan Quảng Ngãi 89,3 (%)
18 Cục hải quan Bình Định 30,0 (%)
19 Cục hải quan Gia Lai 71,0 (%)
20 Cục hải quan Đắc Lắc 51,5 (%)
21 Cục hải quan Khánh Hòa 0,3 (%)
22 Cục hải quan Bình Dương 99,0 (%)
23 Cục hải quan Tây Ninh 98,3 (%)
24 Cục hải quan Đồng Nai 100,0 (%)
25 Cục hải quan Long An 28,8 (%)
26 Cục hải quan Đồng Tháp 50,0 (%)
27 Cục hải quan An Giang 43,0 (%)
28 Cục hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu 98,8 (%)
29 Cục hải quan Tiền Giang 2,6 (%)
30 Thành phố Cần Thơ 83,7 (%)
31 Cục hải quan Cà Mau 72,8 (%)
32 Cục hải quan Quảng Nam 30,0 (%)
33 Cục hải quan Bình Phước 100,0 (%)

Nguồn: Cục CNTT-TKHQ Tổng Cục hải quan

Nguyên nhân của tình trạng trên

– Thứ nhất, những doanh nghiệp cần nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại địa phương đó thường tập trung ở địa điểm gần với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục.
– Thứ hai, tại một số địa phương, trang thiết bị máy móc không đủ để triển khai khai báo từ xa, hoặc trang thiết bị, phần mềm yếu kém, quá tải, hay xảy ra lỗi hệ thống, đường truyền kết nối chậm, gây phiền hà, mất thời gian
cho công tác làm thủ tục nên doanh nghiệp không thực hiện khai báo từ xa mà đến tận nơi để khai báo hải quan.
– Thứ ba, có thể do cơ quan hải quan tại địa phương chưa chú trọng phổ biến những lợi ích của khai báo từ xa đến doanh nghiệp.
Theo như các ý kiến phỏng vấn cùng các số liệu thu thập được, thiết bị, máy móc tạo tài sản cố định của dự án đầu tư thường được phân vào hàng hóa luồng xanh khi thông quan ( chiếm 85%), chỉ có 10% thuộc luồng vàng và 5% thuộc luồng đỏ.

Lý giải tình trạng trên

Lý giải về điều này, các ý kiến cho biết, đó là do mặt hàng máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư thường là hàng hóa được Nhà nước nói chung và chính quyền các địa phương nói riêng rất khuyến khích, được hưởng nhiều ưu đãi ví dụ như ưu đãi về thuế.
Việc phân luồng hiện nay được thực hiện bằng hệ thống máy tính dựa trên hệ thống quản lý rủi ro, nên chủ yếu là khách quan, chính xác. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện những sai sót từ phần mềm hệ thống, khiến trong một số trường
hợp doanh nghiệp thắc mắc tại sao cùng một loại hàng hóa, lúc bị phân vào lô xanh, lúc lại bị phân vào lô vàng. Cơ quan hải quan đã không thể trả lời thấu đáo cho doanh nghiệp mà chỉ có thể nói “do máy xác định như vậy”.
Theo ý kiến các vị lãnh đạo tham gia phỏng vấn, bước 1 trong quy trình thủ tục hải quan hiện tại vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như công tác thủ công còn chiếm đa số, hệ thống công nghệ thông tin chưa hoàn chỉnh dẫn tới việc
một số công tác mặc dù phải tiến hành bằng máy nhưng cán bộ công chức hải quan vẫn phải thực hiện thủ công, gây ra nhiều sai sót; một vấn đề cơ bản vẫn chưa được sửa đổi, đó là quy định tỉ lệ kiểm tra 5%, 10%, 100%, khiến khó
khăn cho cả doanh nghiệp và hải quan. Nếu tỉ lệ kiểm tra 5% nhưng phải lôi hết hàng trong container ra rồi chọn 5% để kiểm thì có khác nào kiểm tra 100%.

Kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế

Công tác kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan tuy đã được cải thiện hơn trước nhưng vẫn là kiểm tra thủ công nên không thể tránh khỏi sự chủ quan trong kết quả, sự chậm trễ trong tiến độ. Thêm vào đó, do việc xác định có kiểm tra chi tiết hồ sơ hay không mặc dù dựa vào ý thức chấp hành pháp luật tốt hay không tốt của doanh nghiệp nhập khẩu (được theo dõi và ghi lại trong các biên bản đánh giá ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp) nhưng trên thực tế vẫn phụ thuộc nhiều vào sự chủ quan của cán bộ hải quan. Điều đó tạo cơ hội cho một bộ phận cán bộ hải quan sách nhiễu, gây phiền hà, mất thời gian cho doanh nghiệp.
Theo ý kiến đóng góp của các vị lãnh đạo Vụ giám sát quản lý, nghiệp vụ kiểm tra chi tiết hồ sơ ở bước 2 này bị chồng chéo lên nghiệp vụ kiểm tra sơ bộ ở bước thứ 1, cụ thể:

Nội dung kiểm tra

+ Kiểm tra sơ bộ: Áp dụng cho toàn bộ hồ sơ thuộc các luồng xanh, vàng, đỏ để đăng ký tờ khai.
+ Kiểm tra chi tiết: áp dụng cho hồ sơ luồng vàng, đỏ.
Như vậy, việc kiểm tra hồ sơ đối với luồng vàng và đỏ phải thực hiện 2 lần.
Do máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư hầu hết đều thuộc đối tượng được miễn thuế nên số trường hợp phải kiểm tra, khai giá thuế là không nhiều ( chỉ dưới 30%). Đối với số ít các trường hợp phải xác định lại trị giá tính thuế của mặt hàng máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư, cán bộ hải quan vẫn tiến hành các bước như đối với các hàng hoá nhập khẩu thương mại khác (được quy định tại thông tư 40/2008/TT-BTC).

Việc tham vấn, xác định trị giá tính thuế đối với mặt hàng máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư hiện nay được đánh giá là đạt yêu cầu, đặc biệt là công tác tham vấn đối với mặt hàng này thời gian gần đây đã
được cải thiện rõ rệt

Số liệu công tác tham vấn đối với mặt hàng máy móc thiết bị tạo TSCĐ của dự án đầu tư

2006 1,024 triệu USD
2007 1,536 triệu USD
2008 2,630 triệu USD

Nguồn: Vụ kiểm tra thu thuế XNK – TCHQ

Tuy nhiên công tác xác định trị giá tính thuế đối với mặt hàng này vẫn còn tồn tại một số bất cập như:
– Chưa áp dụng đúng trình tự, nguyên tắc và các phương pháp xác định giá tính thuế, nhất là phương pháp 6 (phương pháp suy luận).
– Xác định chỉ mang tính hình thức, đối phó, chưa chủ động sáng tạo, nên đã dẫn đến tình trạng một số trường hợp đã bác bỏ được trị giá khai báo nhưng lại gặp khó khăn trong việc xác định giá tính thuế.

Lý giải

Theo các ý kiến, một phần là do thông tin dữ liệu giá của mặt hàng này trên hệ thống GTT22 chưa phong phú, đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, tuy nhiên, phần lớn nguyên nhân của các bất cập này là do sự yếu kém về trình độ chuyên môn, sự tắc trách của một bộ phận cán bộ làm công tác giá.
Do mặt hàng máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư hầu hết đều thuộc đối tượng được miễn thuế nên công chức hải quan làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng này thường phải tiến hành quy trình xét miễn giảm thuế.
Việc thực hiện xét duyệt này thực hiện hoàn toàn thủ công, mất khá nhiều thời gian và đôi khi còn mang nặng tính chủ quan. Điều đó cũng gây ra một số trường hợp doanh nghiệp thông đồng với cán bộ hải quan để trốn thuế, giảm
thuế.
Ta có bảng số liệu các vụ doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư thông đồng với cơ quan hải quan để trốn thuế bị phát hiện thời gian gần đây:

Số vụ trốn thuế bị phát hiện

2006 120 vụ trốn thuế bị phát hiện
2007 152 vụ trốn thuế bị phát hiện
2008 169 vụ trốn thuế bị phát hiện

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, ý thức trách nhiệm kỷ luật của cán
bộ hải quan đã được nâng lên rât nhiều, thể hiện qua số vụ việc thất thoát thuế
của Nhà nước giảm đi rõ rệt.

Số thuế thực thu đối với máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư

2006 2,473 tỉ đồng
2007 3,667 tỉ đồng
2008 5,811 tỉ đồng
Tổng cộng 11,951
Nguồn: Cục CNTT – TKHQ

Kiểm tra thực tế hàng hóa

Việc kiểm tra thực tế máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư bao gồm kiểm tra chủng loại, số lượng, chất lượng, sự phù hợp,…..
Đa số máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư đều thuộc diện miễn kiểm tra chi tiết hàng hoá, nên số lượng trường hợp cán bộ hải quan phải kiểm tra chi tiết mặt hàng này là ít.
Các ý kiến cho biết, trên thực tê, máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định mà các doanh nghiệp nhập về có đến 92% là nhập về dưới dạng cả một dây chuyền sản xuất và khi nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ phải tháo dời từng linh kiện, máy móc, thiết bị. Điều đó đòi hỏi trong công tác kiểm tra chi tiết đối với mặt hàng này, cán bộ hải quan buộc phải xác định được các linh kiện, máy móc đã tháo dời đó có đồng bộ, cùng một dây chuyền hay không? Đây là một khó khăn rất lớn cho cán bộ hải quan thực hiện công tác này, bởi trình độ hiểu biết về máy móc, kỹ thuật của cán bộ hải quan còn yếu.
Đây chính là điểm bất cập nhất trong công tác kiểm tra chi tiết hàng hóa đối với máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định hiện nay, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội lách luật, qua mặt cơ quan hải quan, nhập khẩu hàng
hoá không đúng mục đích sử dụng như đã khai báo, lợi dụng các chính sách ưu tiên đối với mặt hàng máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư.

Kiểm tra thực tế hàng hóa (tiếp theo)

Một bất cập nữa trong quy trình này đó là không tách bạch được sự khác nhau giữa việc kiểm tra thực tế luồng xanh và luồng vàng, cụ thể:
+ Kiểm tra xác suất 10%: Đối với hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế (hồ sơ luồng xanh, vàng) nhưng cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm;
+ Kiểm tra xác suất 5%: Để đánh giá việc chấp hành pháp luật hải quan của chủ hàng (tối đa không quá 5% tổng số tờ khai thuộc luồng xanh, vàng).
Như vậy, việc kiểm tra thực tế đối với hồ sơ chuyển từ luồng xanh và vàng đều bị áp dụng mức độ kiểm tra là 5% hoặc 10%. Điều đó gây ra sự bất bình trong doanh nghiệp.

Hiện nay, công tác kiểm tra thực tế hàng hóa đối với mặt hàng máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vẫn được thực hiện hoàn toàn thủ công, tạo ra kẽ hở không nhỏ để các cán bộ hải quan nhũng nhiễu, gây phiền
hà, tốn kém thời gian và chi phí của doanh nghiệp, mặt khác, tạo cơ hội cho doanh nghiệp mua chuộc, thông đồng với cán bộ hải quan để trốn thuế, nhập hàng không đúng mục đích.
Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận một thực tế rằng, công tác này hiện nay đã được cán bộ hải quan thực hiện nghiêm túc hơn, ý thức, trách nhiệm và trình độ của cán bộ hải quan làm công tác đã được cải thiện qua từng năm.
Điều đó thể hiện ở số trường hợp gian lận bị phát hiện chuyển trả về các bước trước để xác định lại tăng lên theo từng năm

Số trường hợp phát hiện sai phạm trong khâu kiểm tra chi tiết hàng hóa

2006 560 trường hợp phát hiện sai phạm
2007 890 trường hợp phát hiện sai phạm
2008 1.240 trường hợp phát hiện sai phạm
Nguồn: Vụ pháp chế – TCHQ

Thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai hải quan:

Công tác này hiện nay được thực hiện với mặt hàng máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tuy hoàn toàn thủ công, nhưng được đánh giá là khá tốt

Tuy nhiên, do vẫn làm thủ công nên không thể tránh khỏi sự chậm trễ trong tiến độ công việc, sự sai sót trong quá trình làm việc. Những điều này chỉ khắc phục được hoàn toàn khi áp dụng quy trình thủ tục hải quan điện tử toàn bộ.

Phúc tập hồ sơ

Theo các ý kiến, hồ sơ hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại nói chung và mặt hàng máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư hiện nay còn nặng nề, nhiều nội dung trùng lặp gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và những cán bộ hải quan trong lưu trữ hồ sơ.
Công tác phúc tập hồ sơ trong quy trình thủ tục hải quan này chủ yếu để phục vụ cho công tác kiểm tra sau thông quan, và với mặt hàng máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư thì công tác này là đặc biệt quan trọng

– Quy trình thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan thủ công truyền thống còn có những điểm chưa tương đồng nên việc phối hợp quản lý giữa các Chi cục Hải quan với nhau còn chưa ổn định, gây ra một số phiền hà cho
doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan.
– Phần mềm công nghệ thông tin phục vụ thủ tục hải quan điện tử vẫn còn trong quá trình hoàn thiện nên có một số chức năng chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan, chưa bảo đảm được cho việc triển khai mở rộng thủ tục điện tử ở cấp vùng hoặc cao hơn là cấp quốc gia.
– Dịch vụ giá trị gia tăng trong giao dịch điện tử C-VAN còn chưa ổn định, có trường hợp đã khiến cho tờ khai hải quan điện tử bị mắc, không truyền được đến hệ thống của cơ quan hải quan.

Đánh giá tổng quan tình hình thực hiện quy trình thủ tục hải quan

Những thành công

– Thủ tục hải quan nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư đã được cải cách thông thoáng hơn nhưng vẫn chặt chẽ về mặt 35
quản lý, thời gian làm thủ tục, chi phí đều đã giảm, tạo thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu.
– Quy trình thủ tục hải quan ngắn gọn, khoa học hơn, minh bạch hoá trách nhiệm, quyền hạn của từng công chức hải quan.
– Số lượng doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư thực hiện khai báo từ xa đã tăng lên đáng kể, đạt hiệu quả cao.
– Việc phân luồng hồ sơ được thực hiện bằng hệ thống máy tính nên nhìn chung là nhanh chóng và khách quan hơn.
– Công tác tham vấn, xác định lại trị giá tính thuế được cải thiện rõ rệt.
– Số vụ vi phạm, gian lận, nhập sai hàng hoá bị phát hiện qua công tác kiểm tra chi tiết hàng hoá tăng lên theo các năm.
– Các thắc mắc của doanh nghiệp đã được cơ quan hải quan trả lời tương đối thấu đáo.
– Thái độ và phương pháp làm việc của cơ quan hải quan có nhiều tiến bộ.
– Vai trò, trách nhiệm của từng công chức hải quan trong khi thừa hành nhiệm vụ được nâng cao.

Những tồn tại

– Thiếu sự thống nhất các quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu máy móc, thiêt bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại tất cả các Chi cục
trên toàn quốc.
– Quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư về cơ bản vẫn là một quy trình thủ công, mặc dù có ứng dụng công nghệ thông tin ở một số công đoạn nhưng còn thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu.
– Tỷ lệ khai báo từ xa của các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư phân bổ không đồng đều giữa các địa phương, có nơi tỷ lệ này rất thấp hoặc chưa thực hiện.
– Xảy ra tình trạng chồng chéo nghiệp vụ giữa bước 1 và bước 2.
– Tỷ lệ hàng thực kiểm còn lớn và kiểm hóa thủ công tạo ra các kẽ hở để cán bộ công chức hải quan nhũng nhiễu gây phiền hà cho doanh nghiệp.
– Thời gian thông quan còn tương đối dài ở các khâu thông quan như tiếp nhận tờ khai, kiểm tra sơ bộ, kiểm tra tính thuế, kiểm tra hàng hóa.
– Việc xác định trị giá tính thuế đối với mặt hàng này còn mang nặng tính hình thức, đối phó.

Những tồn tại (phần 2)

– Đa số máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư đều thuộc đối tượng được miễn giảm thuế, tuy nhiên, việc xét miễn giảm thuế vẫn thựchiện thủ công mang nặng tính chủ quan, tạo kẽ hở cho gian lận thương mại.
– Cán bộ hải quan gặp khó khăn rất lớn trong việc xác định sự đồng bộ, phù hợp của các thiết bị máy móc khi đã tháo rời để nhập khẩu cả dây chuyền trong khâu kiểm tra thực tế hàng hoá đối với mặt hàng này.
– Quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư chưa tách bạch được việc kiểm tra thực tế hàng hoá đối với hàng hoá luồng xanh và luồng vàng.
– Công tác phúc tập hồ sơ mặt hàng này chưa được chú trọng, không giúp ích được nhiều cho quy trình kiểm tra sau thông quan.
– Bộ hồ sơ hải quan cần nộp của doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định của dự án đầu tư còn phức tạp.

 

 

Xem thêm

Bảng giá Dịch Vụ Gửi hàng đi Úc uy tín giá rẻ tại Tân Phú

Hiện nay, Á Châu Express đã đưa ra rất nhiều ưu đãi. Chúng tôi có gói cước khác nhau để phù hợp với nhu cầu của quý khách hàng.
Để có thể nhận được bảng giá ưu đãi nhất. Quý khách hàng vui lòng gọi trực tiếp Hotline. Bạn sẽ để nhận được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhất.
Với câu hỏi chuyển phát nhanh đến một quốc gia nào đó bao nhiêu 1Kg? Có nhiều yếu tố. Bạn gửi khối lượng nbao nhiêu. Mặt hàng của bạn là mặt hàng gì? hàng thông thường? hàng quá khổ? hàng cồng kềnh … Hay những khoản phụ phí khác.
Chúng tôi là đại lý cấp 1. Có account riêng của các hãng vận tải lớn cho nên đảm bảo sẽ có mức giá tốt nhất. Cạnh tranh nhất trên thị trường hiện nay.

news

Related Articles