CHUYỂN PHÁT NHANH QUỐC TẾ -
Search
Close this search box.

Kinh Tế Thế Giới Năm 2023

Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô

Bối cảnh, tình hình quốc tế trong thời gian qua có nhiều biến động lớn. Sự biến động trên hầu hết các mặt kinh tế, xã hội, chính trị. Điều này tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và sự phát triển của các nền kinh tế nói riêng.
Kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên tốc độ phục hồi chậm và có nhiều yếu tố phức tạp làm chậm đi quá trình phục hồi, đẩy kinh tế toàn cầu đối diện với nguy cơ suy thoái.

Kinh Tế Thế Giới Năm 2023
Kinh Tế Thế Giới Năm 2023

Các yếu tố ảnh hưởng (Kinh Tế Thế Giới Năm 2023)

Tổng cầu yếu, chi phí sản xuất gia tăng kéo theo hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, thương mại bị thu hẹp.
Lạm phát tuy đã hạ nhiệt nhưng áp lực giá cả hàng hóa tại nhiều quốc gia còn lớn. Điều này khiến các ngân hàng trung ương trên thế giới phải tiếp tục chính sách tiền tệ thắt chặt, giữ lãi suất ở mức cao.
Hệ thống tài chính, ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro sau sự đổ vỡ của một số ngân hàng tại Hoa Kỳ và Thụy Sỹ.
Kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại nhưng phục hồi không như kỳ vọng.
Giá năng lượng, thực phẩm biến động mạnh.
Xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng…

Sang quý III/2023, các số liệu kinh tế vĩ mô có sự cải thiện hơn so với 2 quý trước đó, nhưng với tốc độ tương đối chậm, cho thấy nền kinh tế đang nỗ lực lấy lại đà tăng trưởng vốn có trước đại dịch.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2023 (thời điểm quý 3-2023)

Tính đến quý III/2023, hầu hết các tổ chức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 tăng nhẹ so với dự báo từ đầu năm.

Ngân hàng Thế giới (WB) (Kinh Tế Thế Giới Năm 2023)

Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 6/2023, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng toàn cầu đạt 2,1% trong năm 2023,So với dự báo trong tháng 01/2023 điều chỉnh tăng 0,4 điểm phần trăm .
Tốc độ tăng trưởng chung năm 2023 của các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi dự báo đạt 4% nhờ phục hồi ở Trung Quốc sau khi dỡ bỏ các hạn chế di chuyển nghiêm ngặt liên quan đến đại dịch.
Nếu không tính Trung Quốc, tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi dự báo chỉ đạt 2,9% trong năm 2023.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)

Tăng trưởng của các quốc gia OECD được dự báo đạt 1,4% trong năm 2023 khi lạm phát tăng vừa phải và tăng trưởng thu nhập thực tế tăng lên.
Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế tháng 6/2023. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhận định tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 được dự báo đạt 2,7%. Đây tốc độ thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm
2008, trừ năm 2020 do đại dịch Covid-19 hoành hành.

Ban Thư ký Liên hợp quốc (UN DESA)

Theo Vụ Các vấn đề Kinh tế và Xã hội, Ban Thư ký Liên hợp quốc (UN DESA). Trong báo cáo Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới giữa năm 2023. UN DESA cho rằng, những bất ổn và triển vọng tăng trưởng yếu tiếp tục tác động đến nền kinh tế thế giới.
Sự kết hợp của các yếu tố như đại dịch Covid-19, xung đột kéo dài ở Ukraine, tác động ngày càng tồi tệ của biến đổi khí hậu đã khiến nhiều quốc gia đối mặt với suy giảm tăng trưởng.
Tốc độ tăng trưởng toàn cầu năm 2023 được UN DESA dự báo đạt 2,3%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 02/2023, chủ yếu nhờ chi tiêu hộ gia đình tăng ở các nền

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) (Kinh Tế Thế Giới Năm 2023)

Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 đạt 2,8%, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm
so với dự báo hồi đầu năm.
Các nền kinh tế lớn, đặc biệt là ở Hoa Kỳ và EU, cũng như phục hồi kinh tế ở Trung Quốc. Khoảng 90% các nền kinh tế phát triển được dự báo sẽ suy giảm tăng trưởng trong năm 2023.
Trong khi các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có triển vọng kinh tế mạnh hơn so với các nền kinh tế phát triển, nhưng không đồng đều ở các khu vực.

Tín hiệu khả quan cuối 2023

Với tình hình kinh tế diễn biến khả quan hơn trong quý III/2023.Đa số các tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 tăng nhẹ so với dự báo đưa ra vào đầu năm nhưng vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng năm 2022.
EU dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 đạt 3,2%, điều chỉnh tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 5/2023
OECD nhận định kinh tế toàn cầu năm 2023 tăng trưởng 3%, điều chỉnh tăng 0,3 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng
IMF dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 đạt 3%, điều chỉnh tăng 0,2 điểm phần trăm so với dự báo tháng 4/2023
WB nhận định tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại ở mức 2,1% trong năm 2023, điều chỉnh tăng 0,4 điểm phần trăm so với dự báo đầu năm 2023

Tình hình thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu

Theo các tổ chức kinh tế hàng đầu phản ánh tình hình thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu như sau

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhận định. Trong Báo cáo Triển vọng và thống kê thương mại toàn cầu xuất bản tháng 4/2023, khối lượng thương mại hàng hóa thế giới tăng trưởng 1,7% trong năm 2023.
Theo sau đà sụt giảm trong quý IV/2022. Triển vọng của nền kinh tế toàn cầu đã được cải thiện, nhưng tốc độ mở rộng thương mại năm 2023 được dự kiến vẫn ở mức dưới trung bình
Nguyên nhân do bị ảnh hưởng nặng nề bởi xung đột ở Ukraine. Lạm phát cao dai dẳng. Chính sách tiền tệ thắt chặt hơn và bất ổn tài chính.

Ngân hàng Thế giới (WB)

Ngân hàng Thế giới cũng nhận định tăng trưởng thương mại hàng hóa toàn cầu chậm lại trong nửa đầu năm 2023.
Tình trạng thương mại kém hấp dẫn diễn ra trên diện rộng khi nhập khẩu giảm ở tất cả các nền kinh tế lớn.
Chỉ số PMI tháng 4/2023 báo hiệu thương mại hàng hóa tiếp tục suy yếu khi các đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong lĩnh vực sản xuất tiếp tục bị thu hẹp tháng thứ 14 liên tiếp.
Ngược lại, thương mại dịch vụ tăng trong tháng thứ hai liên tiếp, với chỉ số PMI đơn hàng xuất khẩu mới trong lĩnh vực dịch vụ đạt 52,2 điểm vào tháng 4/2023, mức cao nhất trong chuỗi 8 năm gần đây.
Thương mại dịch vụ tăng trưởng sau khi nới lỏng các hạn chế di chuyển sau đại dịch. Lượng khách du lịch quốc tế trong năm 2023 dự báo sẽ đạt 95% so với năm 2019.
Thương mại toàn cầu có dấu hiệu cải thiện trong quý III/2023, tuy nhiên sự cải thiện này chưa thật sự rõ rệt và có thể không bền vững do tình hình đơn hàng xuất khẩu vẫn còn yếu.

Tổ chức kinh tế thế giới WTO

Báo cáo Thước đo thương mại hàng hóa công bố ngày 24/8/2023 của WTO cho thấy.
Hầu hết các chỉ số thành phần của thước đo đều thấp hơn so với xu hướng. Cụ thể: chỉ số đơn hàng xuất khẩu (97,6). Chỉ số vận chuyển container (99,5). Chỉ số vận tải hàng không (97,5). Chỉ số tư liệu sản xuất (99,2).
Các trường hợp ngoại lệ như chỉ số sản phẩm ô tô tăng vững trên xu hướng (110,8), trong khi chỉ số linh kiện điện tử giảm sâu xuống dưới xu hướng (91,5).
Xuất khẩu ô tô tăng mạnh đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP cao hơn dự kiến ở Nhật Bản trong nửa đầu năm 2023. Xuất khẩu ô tô cũng là nguồn sức mạnh hiếm hoi của nền kinh tế Trung Quốc, vốn đang gặp khó khăn trong việc lấy đà tăng trưởng trong những tháng gần đây.

Tình hình tăng trưởng của một số nền kinh tế lớn (Kinh Tế Thế Giới Năm 2023)

Hoa Kỳ

Theo WB, tăng trưởng của nền kinh tế Hoa Kỳ được dự báo sẽ yếu đi đáng kể trong cả năm 2023 và đầu năm 2024. Lý do chủ yếu do tác động trễ của chính sách tăng mạnh lãi suất hơn một năm rưỡi qua nhằm hạ thấp tỷ lệ lạm phát cao nhất kể từ đầu những năm 1980.
WB dự báo tăng trưởng của Hoa Kỳ đạt 1,1% năm 2023, giảm 1 điểm phần trăm so với tăng trưởng năm 2022 nhưng điều hỉnh tăng 0,6 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 01/2023.
Trong khi đó, OECD và IMF cùng dự báo tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ đạt 1,6%, giảm 0,5 điểm phần trăm so với tăng trưởng GDP năm 2022 (báo cáo tháng 6/2023), dự báo này có sự khác biệt trong quý III khi OECD điều chỉnh tăng
lên 2,2% (tăng 0,6 điểm phần trăm)
IMF dự báo điều chỉnh tăng lên 1,8% (tăng 0,2 điểm phần trăm), nguyên nhân chủ yếu do thị trường lao động thắt chặt hỗ trợ tăng thu nhập thực tế và tiêu dùng xe hơi tăng lên.
Con số này của ADB và Fitch Ratings tương ứng là 1,9% và 2%. Tuy nhiên, các tổ chức quốc tế đều cho rằng, đà tăng trưởng tiêu dùng sẽ không kéo dài do người tiêu dùng phần lớn đã cạn kiệt số tiền tiết kiệm tích lũy trong đại dịch và lãi suất liên tục tăng.

Khu vực đồng Euro

Nhận định cho 6 tháng đầu năm 2023, UN DESA và OECD dự báo tăng trưởng GDP khu vực đồng Euro đạt 0,9% năm 2023, trong khi con số này của WB là 0,4% và của IMF là 0,8%.
Các tổ chức quốc tế nhận định kinh tế khu vực đồng Euro sẽ tiếp tục suy yếu, phản ánh tác động trễ đối với thu nhập từ cú sốc lớn về giá năng lượng năm 2022 và mức độ phụ thuộc tài chính tương đối lớn vào ngân hàng ở nhiều nền kinh tế châu Âu.
Theo đó, dự báo tăng trưởng kinh tế cho khu vực đồng Euro trong quý III/2023 điều chỉnh giảm so với dự báo từ 6 tháng đầu năm, tương ứng như sau:
OECD 0,6%, điều chỉnh giảm 0,3 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2023
Fitch Rating 0,6%, điều chỉnh giảm 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2023.
ADB và IMF có sự nhận định lạc quan hơn, với ADB đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP khu vực đồng Euro năm 2023 lên mức 0,7%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 4/2023;
IMF dự báo giảm từ mức 3,5% năm 2022 xuống 0,9% năm 2023, điều chỉnh tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra
vào tháng 4/2023.

Nhật Bản (Kinh Tế Thế Giới Năm 2023)

WB dự báo: Trong các báo cáo công bố quý II/2023, WB dự báo tăng trưởng GDP của nền kinh tế Nhật Bản sẽ chậm lại, đạt 0,8% năm 2023 sau khi đạt 1,0% trong năm 2022.
OECD và IMF có cái nhìn lạc quan hơn khi dự báo con số này là 1,3% năm 2023; còn theo dự báo của UN DESA thì tăng trưởng GDP năm 2023 của Nhật Bản dự báo đạt 1,2%.
Với các chính sách tích cực cải thiện tiền lương và kết quả tăng trưởng du lịch và dịch vụ tăng mạnh trong quý III, các tổ chức quốc tế đều có cái nhìn lạc quan về nền kinh tế Nhật Bản năm 2023.
OECD dự báo đạt 1,8% năm 2023. Điều chỉnh tăng 0,5 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2023
Fitch Ratings điều chỉnh tăng 0,7 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2023, đạt mức 2,0%.
ADB dự báo đạt 1,7%, điều chỉnh tăng 0,9 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 4/2023
IMF, dù ít lạc quan nhất, cũng dự báo tăng từ mức 1,0% năm 2022 lên mức 1,4% năm 2023, điều chỉnh tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 4/2023.

Trung Quốc:

Các tổ chức quốc tế đều nhận định hoạt động kinh tế của Trung Quốc dần phục hồi từ đầu năm 2023 do chính sách tái mở cửa sớm hơn dự kiến thúc đẩy chi tiêu của người dân trong lĩnh vực dịch vụ, các chính sách hỗ trợ nhà ở cũng như việc chuyển giao các cơ sở hạ tầng lớn.
Theo UN DESA, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dự báo đạt 5,3% năm 2023. Trong khi con số này của WB, OECD và IMF lần lượt là 5,6%, 5,4% và 5,2% trong các dự báo công bố vào quý II/2023.
Trong khi động lực từ việc tái mở cửa nền kinh tế giảm dần và các vấn đề về cơ cấu trong lĩnh vực bất động sản tiếp tục gây áp lực lên nhu cầu trong nước.
Theo đó, OECD dự báo đạt 5,1%, điều chỉnh giảm 0,3 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2023.
ADB, dự báo đạt 4,9% năm 2023, điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 4/2023.
Fitch Ratings dự báo đạt 4,8% năm 2023, điều chỉnh giảm 0,8 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2023.
Theo IMF, trong báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế thế giới tháng 7/2023, giữ nguyên dự báo đưa ra vào tháng 4/2023 về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2023, ở mức 5,2%.
c

Khu vực Đông Nam Á:

Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á tháng 4/2023 của ADB nhận định rằng, tăng trưởng khu vực Đông Nam Á dần bình thường hóa sau khi phục hồi mạnh vào năm 2022.
ADB dự báo tăng trưởng của khu vực năm 2023 đạt 4,7%, giảm so với mức 5,6% của năm 2022. Sự phục hồi liên tục này phần lớn là do mở cửa kinh tế trở lại của Đông Nam Á, sự tăng trưởng trở lại của lĩnh vực du lịch và thuận lợi từ chính sách tái mở cửa của Trung Quốc.
Bước sang quý III/2023, các tổ chức quốc tế đều điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng của khu vực này, do tăng trưởng toàn cầu chậm lại, lạm phát đẩy giá hàng hóa cao và sản lượng nông nghiệp thấp vì thời tiết bất lợi. Theo đó
ADB nhận định tăng trưởng đạt 4,6%, điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 4/2023;
OECD dự báo đạt 4,2%, giảm 0,4 điểm phần trăm so với dự báo tháng 3/2023.

Các tác nhân chính tác động đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Thực trạng kinh tế của 9 tháng đầu năm 2023 cho thấy, nền kinh tế toàn cầu đang phải đương đầu với bối cảnh có nhiều nhân tố chính trị, an ninh, môi trường và kinh tế tác động đan xen tới tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023. Các tác nhân chủ yếu dẫn đến tình hình kinh tế toàn cầu ảm đạm và phục hồi chậm có thể kể đến:

Căng thẳng tài chính

Căng thẳng tài chính dẫn đến các điều kiện tài chính toàn cầu có xu hướng thắt chặt: Các ngân hàng trung ương có xu hướng bắt đầu thắt chặt tiền tệ từ quý II/2022, kéo đến quý I/2023 do tác động lan tỏa từ sự sụp đổ của một số ngân hàng tại Hoa Kỳ cuối tháng 4/2023. Lạm phát tăng cao hơn dự đoán
Lãi suất cao làm tăng sự bất ổn ở thị trường tài chính, trong khi giá tài sản thay đổi; sự sụp đổ của Ngân hàng SVB và Credit Suisse… là những biểu hiện cụ thể của tác nhân này.
Lạm phát cao liên tục mà nguyên nhân chủ yếu do chuỗi cung ứng gián đoạn và/hoặc không theo kịp sự gia tăng đột biến của cầu: Dự báo lạm phát đã được điều chỉnh tăng đáng kể trong những năm gần đây và áp lực gia tăng lạm phát vẫn có thể xảy ra trong thời gian tới

Căng thẳng chính trị

Ngoài ra, do những nguyên nhân chủ yếu như: cầu tăng mạnh sau đại dịch trong khi chuỗi cung ứng không theo kịp; sự kéo dài của chiến tranh Nga – Ukraine làm tăng giá nhiên liệu và lương thực.
Ngoài ra, những cú sốc về nguồn cung có thể làm tăng giá hàng hóa. Gián đoạn nguồn cung dầu do xáo trộn địa chính trị có thể tác động dai dẳng đến thị trường toàn cầu. Giá năng lượng cao hơn sẽ chuyển sang giá tiêu dùng và làm kỳ vọng lạm phát tăng lên.

Tác động Kinh tế trung Quôc

Một động lực tương tự có thể xảy ra nếu nhu cầu hàng hóa của Trung Quốc mạnh hơn dự kiến. Cú sốc đối với lạm phát toàn cầu sẽ khiến các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ hơn dự kiến và áp dụng lãi suất chính sách cao hơn trong thời gian dài hơn. Điều này sẽ dẫn đến suy giảm tăng trưởng nghiêm trọng hơn, đặc biệt ở các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi.
Mặt khác, chính sách tiền tệ của các quốc gia cần thời gian để tạo sự khác biệt tới lao động và tiền lương, không ảnh hưởng tới lạm phát do chuỗi cung ứng.
Nền kinh tế thế giới phục hồi chậm, tăng trưởng dài hạn yếu hơn dự kiến: Tăng trưởng tiềm năng toàn cầu dự báo sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong ba thập kỷ qua.

Tác động từ biến đổi khí hậu

Nền kinh tế toàn cầu ngày càng dễ bị tổn thương trước những cú sốc phát sinh từ biến đổi khí hậu: Các sự kiện thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt, cháy rừng và bão gió đang trở nên thường xuyên hơn
Những thiên tai sẽ gây thiệt hại kinh tế đáng kể.
Trong ngắn hạn, mức độ phổ biến và mức độ nghiêm trọng của các thảm họa liên quan đến khí hậu sẽ gây ra những thiệt hại đáng kể về con người. Mùa màng thất bát. Cơ sở hạ tầng bị hư hại, hoạt động bị gián đoạn trên diện rộng và tình hình tài chính của chính phủ trở nên tồi tệ hơn.
Những thay đổi về khí hậu có thể làm gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực. Ở những vùng có số lượng lớn nông dân tự cung tự cấp, những người thiếu nguồn lực để dễ dàng điều chỉnh sản xuất. Biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan có thể góp phần tạo ra các cú sốc mới đối với an ninh lương thực và năng lượng toàn cầu.

Cạnh tranh địa – chính trị

Cạnh tranh địa – chính trị. Cuộc xung đột Nga – Ukraine, Irael – Palestine tiếp tục chi phối sự phục hồi của nền kinh tế thế giới
Chính sách kinh tế của các nước phát triển ngày càng hướng tới phục vụ các mục tiêu địa chính trị và đặt ưu tiên an ninh trước. Trong khi các ưu tiên về hợp tác kinh tế ít được chú trọng.
Thương mại và đầu tư toàn cầu bị ảnh hưởng từ các biện pháp của các nước phát triển nhằm đưa đầu tư về trong nước (on-shoring) và chuyển sang các nước thân thiện (friend-shoring), giảm tối đa khả năng nước ngoài can thiệp vào
các ngành công nghiệp chủ chốt, gia tăng các biện pháp rà soát đầu tư, thương mại.
An ninh lương thực toàn cầu tiếp tục chịu rủi ro, nhất là đối với các nước có thu nhập thấp.
An ninh năng lượng đứng trước thách thức, nhất là tại khu vực châu Âu, do năm 2023, châu Âu hầu như không còn nguồn nhập khẩu năng lượng từ Nga và chịu sự cạnh tranh từ thị trường năng lượng quốc tế do kinh tế Trung Quốc phục hồi.

Nguyên nhân khác

Xu hướng này do nhiều nguyên nhân như: lực lượng lao động toàn cầu đang già đi và tăng trưởng chậm hơn. Gia tăng phân mảnh địa chính trị và kinh tế; thâm hụt tài khóa lớn và dự báo tiếp tục kéo dài đến 2025;
Tăng trưởng chậm làm tăng tiêu dùng, giảm thu nhập, thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát dẫn đến khó kích thích kinh tế.
Trong khi đó, thị trường bất động sản trì trệ do người dân giảm chi tiêu để trả nợ, ít mua bất động sản mới; giá nhà giảm gây ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng việc làm; kiệt quệ tài chính lan từ đầu tư bất động sản sang lĩnh vực tài chính.

 

Thông tin liên hệ Dịch vụ gửi hàng đi Úc uy tín tại Bình Tân

Chuyển phát Nhanh Quốc tế Giá rẻ Á Châu Express
104/2 Ba Vân, Phường 14, Q. Tân Bình, Tp HCM
132/17 Dương Văn Dương, Tân Quý, Q. Tân Phú, Tp. HCM
S5.02 Khu đô Thị Vinhome, Thành phố Thủ Đức, Tp HCM
Liên hệ: 0909.135.108 – 033.267.9495 – 090.3939.609

Liên kết seo: Bộ Giftset set Nước Hoa Lancome 5 Chai dùng tặng quà sinh nhật

 

news

Related Articles