CHUYỂN PHÁT NHANH QUỐC TẾ -
Search
Close this search box.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa đường biển tại Việt Nam

Tìm hiểu Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa đường biển tại Việt Nam.. Bao gồm 8 nhóm nhân tố chính sau:

nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa đường biển
Dịch vụ giao nhận trong chuổi logistics

1. Môi trường chính trị, luật pháp trong và ngoài nước

Những sự kiện xảy ra trong môi trường chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ đến những quyết định Marketing của một doanh nghiệp .
Môi trường này bao gồm luật lệ, các cơ quan Nhà nước, các nhóm xã hội có uy tín có ảnh hưởng đến các tổ chức cùng các cá nhân và hạn chế tự do hành động của hể trong khuôn khổ xã hội.
Pháp luật do Nhà nước ban hành và là cơ sở pháp lý cho mểi hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị của một quốc gia. Luật pháp điều tiết hoạt động kinh doanh. Luật pháp là cơ sở cho tất cả mểi thành viên trong xã hội thực, điều chỉnh hành vi cua mình sao cho phù hợp, đồng thời nó cũng thể hiện lợi ích của giai cấp lãnh đạo của đất nước.
Tóm lại, một quốc gia có nền chính trị và pháp luật ổn định, trật tự xã h ội được duy trì thì đây chính là một môi trường thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm mạnh dạn đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh mà không lo gặp những rủi ro bất khả kháng xuất phát từ sự mất ổn định về chính trị và pháp luật.

2. Môi trường kinh tế, tình hình xuất nhập khẩu

Môi trường kinh tế có ảnh hưỏng rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp. Sự biến động hay thay đổi trong nền kinh tế có ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp, song mức độ ảnh hưởng đối với mỗi doanh nghiệp là không giống nhau.
Khi một nền kinh tế đang đà phát triển, mẫc dù có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, nhưng các nhà sản xuất kinh doanh vẫn tìm được nhiều cơ hội phát triển. Ngược lại khi nền kinh tế suy yếu, thất nghiệp gia tăng, lãi suất tăng, doanh số bán hàng giảm kèm theo số lượng và chất lượng dịch vụ giảm.Trong điều kiện đó thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp rất hạn chế.
Cuộc cách mạng container diễn ra mạnh mẽ trên thế giới đã tạo điều kiện cho việc phát triển kinh doanh vận tải đa phương thức. Trong phương thức này, với phương tiện, kiến thức và kinh nghiệm sẩn có trong lĩnh vực vận tải, với vai trò là người chuyên chở, người giao nhận đồng thời được coi là người kinh doanh vận tải đa phương thức.vận tải liên hợp.
Cũng chính cuộc cách mạng này đã tạo ra một dịch vụ kinh doanh mới, đó là thuê bãi để container. Nhưng đồng thời nó cũng làm giảm hiệu quả kinh doanh kho vận do hàng hóa để trong container có độ đảm bảo an toàn cao nên chỉ cần có bãi

Môi trường kinh tế, tình hình xuất nhập khẩu (tt)

thích hợp là được bốc thẳng từ tàu lên ôtô về nơi nhận hàng mà không cần gửi ở cảng (khi làm thủ tục xuất khẩu) thì việc kinh doanh dịch vụ kho vận cũng không còn mạnh như trước nữa.
Dịch vụ vận tải quốc tế hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển nói chung và dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển nói riêng là một ngành chịu ảnh hưởng lớn bởi sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam, đẫc biệt là chính sách kinh tế, mức độ tăng trưởng GDP, hoạt động và hiệu quả xuất nhập khẩu hàng hóa trên thị trường Việt Nam.
Ngoại thương có phát triển thì các nhu cầu vận chuyển hàng hóa quốc tế mới gia tăng và do đó hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển mới có cơ h ội phát triển. Thực tế đã chứng minh với tốc độ tăng trưởng GDP năm 2004 vượt mức 7,6%, trong đó giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 26 tỷ USD, tăng 29 %
SO với năm 2003. Như vậy tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng lên kéo theo nhu cầu vận chuyển hàng hóa quốc tế tăng, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển cũng tăng lên đáng kể. Sự phát triển của sản lượng hàng
hoa giao nhận xuất nhập khẩu ra vào Việt Nam tăng lên 30%.

3. Môi trường cạnh tranh

Tính cạnh tranh trên thỏ trường có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Môi trường cạnh tranh hoàn hảo thì sự gia nhập cũng như rút khỏi thỏ trường là tự do.
Các doanh nghiệp tham gia vào thỏ trường và chấp nhận giá cả thỏ trường kinh doanh không thu được siêu lợi nhuận mà chỉ thu được lợi nhuận thông thường tương ứng với chi phí cơ hội của vốn.
Thị trường càng độc quyền thì các doanh nghiệp càng có sức mạnh kiểm soát giá (nâng giá bán hoặc hạ giá mua để thu siêu lợi nhuận), ở thỏ trường này sự gia nhập của các doanh nghiệp rất khó khăn. Kinh doanh trong thị trường độc quyền hoặc thiểu số độc quyền sẽ đem lại lợi nhuận cao, hiệu quả kinh doanh lớn cho doanh nghiệp.
Nhưng thị trường này sẽ gây tổn thất cho xã hội, không đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội.
Ở nước ta, trong cơ chế quản lý quan liêu bao cấp trước đây, cạnh tranh thỏ trường được hiểu một cách méo mó. Suốt một thời gian dài chúng ta coi cạnh tranh là “cá lớn nuốt cá bé” và chỉ thấy mặt tiều cực của nó. Thật ra cạnh tranh là cơ chế hai đầu.
Một mặt, nó đẩy các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả đến chỗ phá sản; mặt khác, nó lại tạo môi trường tốt cho các doanh nghiệp nắm vững “luật chơi” phát triển. Cạnh tranh trên thỏ trường giữa các doanh nghiệp theo phạm vi ngành kinh tế được chia thành 3 loại:

Các “kiểu” cạnh tranh

• Cạnh tranh giữa các ngành trong giao nhận hàng hóa thì cạnh tranh giữa các ngành bao gồm sự cạnh tranh giữa các ngành giao nhận hàng hoa bằng đường biển, hàng không, đường sắt và đường bộ. Mỗi ngành có một lợi thế cạnh tranh đồng thời cũng có những hạn chế riêng.
• Cạnh tranh trong nội bộ ngành. Thực chất đây là cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong nội bộ ngành giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển. Doanh nghiệp nào cũng có lợi thế cạnh tranh hơn sẽ chiếm ưu thế hơn, dành được nhiều thị phẩn hơn trên thị trường và ngược lại.
Tóm lại trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay buộc các chủ doanh nghiệp phải luôn tự hoàn thiện, cố gắng trong mọi lĩnh vực, tận dứng lợi thế cạnh tranh của mình, hoạt động kinh doanh dịch vứ một cách có hiệu quả nhất
• Cạnh tranh trong nội bộ các dịch vứ giao nhận hàng hóa bằng đường biển. Trong giao nhận hàng hóa bằng đường biển cũng có rất nhiều loại hình như giao nhận hàng công trình, giao nhận hàng dự án , giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường…
Sự cạnh tranh không lành mạnh là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vứ giao nhận hàng hóa bằng đường biển. Nhiều đơn vị có vị trí thích hợp tại các cảng, sân bay, các công ty vận tải đã tận dứng lợi thế này để độc quyền kinh doanh loại hình dịch vứ, đơn phương qui định giá dịch vứ mà khách hàng không có cơ hội hay quyền lựa chọn.

4. Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Trước đây người sản xuất chỉ chú trọng vào việc sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vứ, sau đó mới tính đến việc bán các sản phẩm dịch vứ đó. Ngày nay người ta thấy khách hàng là yếu tố quan trọng vì thế các chủ doanh nghiệp trước khi sản xuất đã cố gắng tìm ra nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, đồng thời theo sát nhu cầu đó để kinh doanh.
Muốn kinh doanh có hiệu quả, đứng vững trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải biết được khách hàng (chủ hàng hóa xuất nhập khẩu) nào có nhu cầu vận chuyển hàng hóa, tức là xác định dung lượng sử dứng của khách hàng. Dung lượng của khách hàng phức vứ vào loại dịch vứ cung ứng, số lượng người tiêu dùng, tình hình sản xuất kinh doanh của chủ hàng và mối quan hệ giữa chủ hàng và doanh nghiệp.

Khách hàng của doanh nghiệp có thể là:

– Khách hàng tiềm ẩn: có thể là các cá nhân, doanh nghiệp (chủ hàng nói chung) tham gia vào thương mại quốc tế nhưng chưa lần nào sử dụng loại hình dịch vụ của doanh nghiệp hoặc những người đã sử dụng mớt lần nhưng còn đắn đo có nên tiếp tục hay không.
– Khách hàng quen, thường xuyên của doanh nghiệp là những chủ hàng có mối quan hệ hợp tác lâu dài, đã từng quen và đang sử dụng các loại hình dịch vụ của doanh nghiệp.
Nắm bắt và theo sát nhu cẩu của từng loại khách hàng để có những hướng hoạt đớng phù hợp. Thực tế đã chứng minh rằng, doanh nghiệp nào càng quan tâm mớt cách đầy đủ tới khách hàng thì doanh nghiệp đó càng lợi t hế trong cạnh tranh và rốt cuớc lợi nhuận sẽ đến với họ với mức đớ tương xứng.

5. Cơ chế lưu thông hàng hóa – cơ sở vật chất kỹ thuật

Khi buôn bán phát triển, lượng hàng hóa lưu thông, quay vòng nhanh sẽ làm tăng lượng hàng hóa thuê qua kho nhưng đồng thời sẽ làm giảm thời gian thuê kho với mỗi lô hàng.
Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, hiện đại, phù hợp tạo điều kiện thúc đẩy hoạt đớng kinh doanh của các doanh nghiệp giao nhận. Hoạt đớng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển chịu tác đớng không nhỏ của cơ sở vật chất của cảng biển như cảng, đới tàu, thiết bị xếp dỡ…
Xuất phát từ nhu cầu của sự phát triển đòi hỏi ngày càng cao chất lượng dịch vụ vận tải, điều này không thể có hiệu quả khi có hệ thống thiết bị phục vụ lạc hậu, không phù hợp.

6. Quy mô và khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu.

Trong văn kiện đại hới đại biểu toàn quốc lần thứ I X đã nêu lên mục tiêu chiến lược phát triển của nước ta từ 2000-2010 đưa GDP tăng lên gấp đôi.
Muốn vậy nhịp đớ tăng xuất khẩu phải tăng lên gấp đôi nhịp đớ tăng trưởng GDP. Xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng bình quân 15%/năm, trong đó thời kỳ 2001-2005 xuất khẩu tăng bình quân 16%/năm, thời kỳ 2006-2010 xuất khẩu tăng bình quân 14%/năm.
Về giá trị xuất khẩu tăng từ khoảng 15,5 tỷ USD năm 2000 lên 62,7 tỷ USD năm 2010 tức là gấp 4 lần. Nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng bình quân 14%/năm, trong đó tăng 15%/nãm trong thời kỳ 2001- 2005 và tăng khoảng 13%/năm thời kỳ 2006-2010.
Xuất nhập khẩu ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng dự đoán năm 2010 giá trị xuất nhập khẩu gấp 2,3 lần so với năm 2000 do vậy tốc độ lưu thông hàng hóa ngày càng cao, nhu cẩu chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ càng lớn. Xu hướng này tạo thuận lựi cho lĩnh vực giao nhận kho vận ngày càng phát triển.
Để theo kịp với xu hướng phát triển này, ngành dịch vụ giao nhận hàng hóa phải không ngừng nâng cao chất lưựng dịch vụ ngày càng hiện đại, an toàn, có sức cạnh tranh, mở rộng hoạt động ra thị trường khu vực và thế giới, giành thị trường lớn cho doanh nghiệp trong nước để vận chuyển hàng hóa Việt Nam theo đường biển và đường không quốc tế.
Đó cũng là một sự chuyên môn hoa trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông hàng hóa.

7 Chi phí giao nhận

Tại Việt Nam hiện chưa có một qui định cụ thể nào của các cơ quan có thẩm quyền về mức phí chuẩn cho công tác giao nhận, mà chủ yếu là do các đơn vị giao nhận tự đưa ra. Do đó, có thể chia chi phí giao nhặn tại Việt Nam ra thành 2 bộ phận: chi phí bắt buộc và chi phí phát sinh.
Đây là phần chi phí mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc người giao nhận đưực uy quyền phải trả cho các đơn vị giao nhận khi xuất nhập khẩu hàng hóa.

a. Phí vận chuyển hàng:

Đây là một lĩnh vực kinh doanh cần đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và nhiều rủi ro. Do đó trên thực tế việc kinh doanh dịch vụ vân tải tập trung vào 3 đối tượng:
Một là các đại lý cho các hãng tàu – chủ yếu để phục vụ các khách hàng đi qua hãng tàu của mình như: Viconship, Vinaíco.. .
Thứ hai là: các đơn vị và các liên doanh làm dịch vụ Logistics như: Viịaco, Vina Bridge…chủ yếu phục vụ cho các liên doanh, khu chế xuất, và giá thành tương đối cao.
Thứ ba: tham gia công tác vận chuyển là các doanh nghiệp vận tải tư nhân vói số lượng rất đông đảo do vậy giá cả rất thấp và cạnh tranh với đối tượng khách hàng là các đơn vị xuất nhập khẩu nhỏ của tư nhân hoặc nhà nước.

Ví dụ, giả vận chuyển container Hải Phòng – Hà Nời cua các công ty vận tải tư nhân là VND 2500 000/20 feet và VND 3400 000/40 feet Điều này cũng xảy ra tương tự đối với vận chuyển hàng lẻ (LCL/LC1) trên thị trường hiện nay.
Tuy nhiên mức giá trên thấp khoảng 20 % với các nước trong khu vực ASEAN và 50 % vói các nước phát triển khấc trên thế giói.

b. Phí bốc xếp <<nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa đường biển>>

Đây là chi phí mà cấc đơn vị xuất nhập khẩu hoác giao nhận phải trả cho các cảng hoặc các đơn vi kinh doanh kho bãi tại cảng. Phí này tương đốithấp
– Đ ố i vói hàng xuất khẩu: nếu là hàng đóng kiện thì giá khá cao thường khoảng VND 1000 000 đến 1200 000/20 feet và 2000 000/40 feet.
– Đ ố i với hàng nhập là 400 000/20 feet và VND 600 000/40 feet
Ngoài ra chủ hàng xuất nhập khẩu thực tế còn phải trả mờt khoản phí CFS (phí nâng hạ vỏ) khác cho các hãng giao nhận như sau:
– Hàng xuất: khoảng VND 60 000/ cbm
– Hàng nhập: khoảng VND 300 000/20feet và VND 400 000/40 feet.

c. Lệ phí Hải quan: <<nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa đường biển>>

Được thu khi đăng ký tò khai hải quan và hiện nay theo quyết định số 64/2005 của Bờ Tài chính thống nhất như sau:
– Hàng đựng trong container 20 feet: VND 30 000
– Hàng đựng trong container 40 feet: VND 60 000

d. Phí chứng từ- phí vận đơn hoặc phí DIO

– Hàng xuất: khoảng VND150 000
– Hàng nhập: khoảng VND 150 000 đến VND 500 ooo/lô hàng

e. Phí giám định: <<nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa đường biển>>

Phí giám định được thu bởi các đơn vị giám định hàng hóa vói các mức không thống nhất, ví dụ tại Vinacontrol như sau
Phí kiểm đếm: VND 400 000/ container
Phí giám sát dỡ hàng: VND 180 000/ container
Lệ phí CIO: được nộp tại phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khi xin cấp c/o và tại Bộ Thương mại với c/o form D
– Với c/o form A, B, o, T… VND 50.000/bộ đối với hội viên của VCCI và VND 60 ooo/bộ với các đối tượng khác.
– Với c/o form D: VND 60 ooo/bộ

g. Phí lưu kho, bãi cảng

Theo quyết định của Bộ Tài Chính
Phí lưu kho: USD 0,14/tấn – ngày
Phí lưu bãi: USD 0,07/tấn – ngày
Cấc đơn vị kinh doanh, khai thác cảng biển căn cứ vào giá cả thị trường và tình hình thực tế được điều chỉnh tăng hoặc giảm 20 % so với đơn giá qui định trên.

h. Phí hun trùng: <<nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa đường biển>>

Phí hun trùng được thu tại các công ty hun trùng và giá cả tương đối cạnh tranh
VND 200 ooo/lô hàng lẻ
VND 300 000/ com 20 feet và VND 500 000/ com 40 feet.

k. Phí kiếm dịch: <<nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa đường biển>>

Phí kiếm dịch được thu tại các chi cục kiểm dịch tại từng vùng.

i. Phí dịch vụ giao nhận:

Phí dịch vụ giao nhận Do hiện nay thị trưặng giao nhận rất khốc liệt do vậy phí giao nhận thưặng là rất thấp hoặc không được thể hiện trong chào giá và được ẩn trong các phí khác, hay còn gọi là lấy công làm lãi.
Tuy nhiên theo mức thõng thưặng được qui định như sau:
Hàng xuất: khoảng VND 200 000 đến VND 400 000/ lô hàng
Hàng nhập: khoảng VND 250 000 đến VND 500 000/ lô hàng
Đây là phần chi phí mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc người giao nhận được uy quyền phải trả cho cơ quan quản lý khi xuất nhập khẩu hàng hóa để cho lô hàng của mình được giải phóng nhanh thuận lợi.
Những chi phí này không có hoa đơn và biên lai. Tuy được gọi là chi phí không bắt buộc nhưng trên thực tế hầu hết các doanh nghiệp XNK hoặc giao nhận đều phải chi và được tính trong chi phí làm hàng vì nó quyết đổnh tới chi phí thực
tế của dổch vụ giao nhận của mình.
Những khoản phí không tên này chính là nguyên nhân khiến phí giao nhận của Việt Nam thường cao và không ổn định so với khu vực và thế giới.

8. Điều kiện tự nhiên

Hoạt động giao nhận kho vận bằng đường biển liên quan đến vận tải biển và hàng hóa. M à trong quá trình vận tải biển các yếu tố khí hậu, thời tiết như bão lụt khí hậu nóng ẩm…lại có thể tác động lên hàng hóa.
Do đó các yếu tố thời tiết cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận kho vận.
Trên đây là một số nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Việt Nam. Dựa trên cơ sỏ các nhân tố đó chúng ta sẽ đi sâu hơn vào các vấn để bất cập và tìm ra hướng giải quyết nhằm
nâng cao hiệu quả của lĩnh vực này ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

 

 

>>> Xem thêm

Thông tin liên hệ Gửi hàng đi Mỹ uy tín

Chuyển phát Nhanh Quốc tế Giá rẻ Á Châu Express
104/2 Ba Vân, Phường 14, Q. Tân Bình, Tp HCM
132/17 Dương Văn Dương, Tân Quý, Q. Tân Phú, Tp. HCM
S5.02 Khu đô Thị Vinhome, Thành phố Thủ Đức, Tp HCM
Liên hệ: 0909.135.108 – 033.267.9495 – 090.3939.609

 

Share this:
news

Related Articles