Sự cần thiết phải tăng cường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Với những thế mạnh và đặc điểm riêng biệt như vậy, phát triển ngành dệt may xuất khẩu tập trung vào đoạn thị trường các sản phẩm bình dân là hướng đi mà các doanh nghiệp Việt Nam đã lựa chọn.
Việt Nam có lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may.
Việt Nam là nước đang phát triển và ở trình độ thấp, công nghệ thì lạc hậu và thường phải nhập khẩu từ nước ngoài, trình độ lao động thấp. Nhưng lực lượng lao động lại rất đông đảo chiếm trên 50% dân số.
Với đặc điểm này, thì phát triển ngành dệt may sẽ rất phù hợp với Việt Nam. Bởi ngành dệt may không đòi hỏi công nghệ quá cao cũng như cần sử dụng số lượng lớn lao động phổ thông. Mặt khác, giá cả lao động cũng như giá cả của các dịch vụ khác ở Việt Nam cũng thấp hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển khác nên Việt Nam có thể sản xuất và cạnh tranh trên đoạn thị trường các sản phẩm bình dân.
Hơn nữa, trong cơ cấu kinh tế Việt Nam nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Điều này tạo điều kiện cho việc phát triển nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho ngành dệt may.
Hiện nay, Việt Nam đang phát triển vùng trồng bông ở Tây Nguyên với sự liên kết hỗ trợ kỹ thuật của các nước trồng bông nổi tiếng như: Hoa Kỳ, úc để có được năng suất và chất lượng bông cao.
Với những thế mạnh và đặc điểm riêng biệt như vậy, phát triển ngành dệt may xuất khẩu tập trung vào đoạn thị trường các sản phẩm bình dân là hướng đi mà các doanh nghiệp Việt Nam đã lựa chọn.
Đến nay, Việt Nam vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may với sự đầu tư theo chiều sâu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường thế giới.
>> Tham khảo
Mỹ là thị trường có nhu cầu lớn đối với hàng dệt may.
Với dân số trên 280 triệu người, thu nhập bình quân đầu người khoảng 36.000 USD, tốc độ tăng trưởng năm 2004 là trên 4%, Mỹ được coi là thị trường tiêu dùng khổng lồ.
Kim ngạch nhập khẩu dệt may khoảng 60 tỷ USD mỗi năm, Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới bằng cả EU và Nhật Bản cộng lại.
Mức sống của người dân Mỹ cũng rất đa dạng nên tiêu dùng hàng dệt may cũng có nhiều loại khác nhau từ hàng chất lượng cao với những hãng nổi tiếng đến hàng bình dân.
Sức tiêu dùng hàng dệt may của dân Mỹ cũng dẫn đầu thế giới và gấp 1,5 lần EU – thị trường tiêu dùng hàng dệt may lớn thứ hai thế giới.
Theo điều tra cho thấy, một người phụ nữ Mỹ hàng năm mua trung bình 54 bộ quần áo. Do đó, thị trường Mỹ mở ra cơ hội cho tất cả các nước xuất khẩu hàng dệt may.
Mặt khác, trong ngành dệt may của Mỹ thì chủ yếu tập trung vào sản xuất các mặt hàng cao cấp với công nghệ hiện đại, trình độ lao động cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng có mức thu nhập cao nên một đoạn thị trường rộng lớn là hàng dệt may bình dân bị bỏ ngỏ.
Khoảng trống của đoạn thị trường này được bù đắp bởi hàng gia công, sản xuất từ các nước đang phát triển nhập khẩu vào Mỹ.
Chính vì sức hút mạnh mẽ của nhu cầu tiêu dùng lớn về hàng dệtmay nên Mỹ là thị trường màu mỡ cho hàng dệt may của các nước đổ vào.
>>>Tham khảo
Những lợi ích của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ đối với Việt Nam.
Dệt may là mặt hàng trọng điểm và đang dẫn đầu về tỷ trọng đóng góp cho nền kinh tế quốc dân. Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may là chiến lược quan trọng trong ngành công nghiệp nhẹ của Việt Nam.
Mặt khác, thị trường Mỹ là thị trường hấp dẫn nhất cho mặt hàng này. Vậy những lợi ích mà đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ là gì?
Thu được lợi nhuận trong kinh doanh
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ đối với Việt Nam giúp sự tăng số lượng và giá trị hàng dệt may vào thị trường Mỹ giúp cho Việt Nam thu được lợi nhuận trong kinh doanh và gia tăng thị phần ở thị trường Mỹ.
Năm 2004, Việt Nam đứng thứ 5 trong các nước xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ.
Xuất khẩu tạo nguồn vốn
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ đối với Việt Nam giúp tạo nguồn vốn cho nhập khẩu. Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho nhập khẩu nhiều hàng hoá hơn để Việt Nam có thể hiện đại hoá nền kinh tế, nhập khẩu những hàng hoá mà không có hay đắt hơn ở trong nước và người tiêu dùng có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn hàng hoá.
Kéo theo sự phát triển của các ngành liên quan
Xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ đối với Việt Nam giúp thúc đẩy xuất khẩu dệt may sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành liên quan như: trồng bông, sản xuất vải, nhuộm, v.v…
Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ đối với Việt Nam giúp đẩy mạnh xuất khẩu dệt may vừa tận dụng được nguồn lao động dồi dào, giá rẻ cũng như nguồn nguyên liệu rẻ ở Việt Nam vừa tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
Tăng thêm khả năng đầu tư vào đổi mới công nghệ
Xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ đối với Việt Nam giúp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may giúp cho các doanh nghiệp tăng thêm khả năng đầu tư vào đổi mới công nghệ, tiếp thu những thành tựu mới của khoa học – công nghệ
Hỏi được kinh nghiệm buôn bán quốc tế
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ đối với Việt Nam giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được kinh nghiệm buôn bán quốc tế ở thị trường có mức độ cạnh tranh cao.
Giúp tăng cường mối quan hệ giưa hai nước
Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may vào thị trường Mỹ đối với Việt Nam giúp tăng cường mối quan hệ giưa hai nước không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà còn cả các lĩnh vực khác cũng như mở rộng quan hệ với các nước khác trên thế giới.
Với những lợi ích nêu trên thì đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ là chiến lược hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới.
Thông tin liên hệ Địa chỉ gửi hàng đi Úc
Chuyển phát Nhanh Quốc tế Giá rẻ Á Châu Express
104/2 Ba Vân, Phường 14, Q. Tân Bình, Tp HCM
132/17 Dương Văn Dương, Tân Quý, Q. Tân Phú, Tp. HCM
S5.02 Khu đô Thị Vinhome, Thành phố Thủ Đức, Tp HCM
Liên hệ: 0909.135.108 – 033.267.9495 – 090.3939.609
Liên kết seo: Địa chỉ bán máy đếm tiền tại Nha Trang