CHUYỂN PHÁT NHANH QUỐC TẾ -
Search
Close this search box.

Phát triển Trung tâm logistics HCM

Phát triển Trung tâm logistics HCM

Năm 2023, các Bộ, ngành đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy dịch vụ logistics và đã góp phần nâng cao chất lượng của dịch vụ logistics, cụ thể thông qua các chỉ số:

Bảng xếp hạng Trung tâm logistics

– Theo bảng xếp hạng Emerging Markets Index 2023 mới nhất của nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận Agility, Việt Nam đã lọt vào top 10 trong số 50 thị rường logistics mới nổi trên thế giới.
Trong đó, chỉ tiêu về cơ hội logistics quốc tế (International Logistics Opportunities), Việt Nam xếp hạng 4 thế giới và được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển logistics hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Các chỉ tiêu còn lại lần lượt là: cơ hội logistics trong nước (Domestic Logistics Opportunities) đứng thứ 16, nguyên tắc kinh doanh (Business Fundametals) đứng thứ 19 và chỉ số kỹ thuật số (Digital Readiness) đứng thứ 16.

Phát triển Trung tâm logistics HCM
Phát triển Trung tâm logistics HCM

Mức chi phí, chỉ số logistics VN

– Hiện nay tại Việt Nam, chi phí logistics trung bình ở mức tương đương 16,8 – 17% GDP và vẫn còn ở mức khá cao so với mức bình quân chung của thế giới (hiện khoảng 10,6%)
Tuy nhiên đã cơ bản tiệm cận mục tiêu của Chính phủ đề ra tại Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 về việc
phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025 với mục tiêu chi phí Logistics giảm tương đương 16% – 20% GDP.
– Các trung tâm logistics sẽ được nghiên cứu triển khai năm 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh: theo Quyết định số 4432/QĐ-UBND ngày 02/12/2020 của UBND TP. Hồ Chí Minh về việc phê duyệt đề án “Phát triển ngành logistics TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” xác định:

Logistics TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

+ Tỷ trọng đóng góp của logistics vào GRDP của Thành phố đến năm 2025 đạt 10% và đến năm 2030 đạt 12%, góp phần kéo giảm chi phí logistics cả nước so với GDP quốc gia đến năm 2025 còn khoảng 10 – 15%.
+ Cũng theo Đề án, TP. Hồ Chí Minh sẽ xây dựng 8 trung tâm logistics với tổng diện tích hơn 750 ha. Bao gồm:
(1) Trung tâm Cát Lái – Phú Hữu – TP. Thủ Đức, diện tích 292 ha;
(2) Trung tâm Long Bình – TP. Thủ Đức, diện tích 54 ha;
(3) Trung tâm ở Linh Trung – TP. Thủ Đức, diện tích 74 ha;
(4) Trung tâm ở huyện Củ Chi, diện tích 15 ha;
(5) Trung tâm Tân Kiên, huyện Bình Chánh có diện tích 60 ha;
(6) Trung tâm ở cảng Hiệp Phước – Nhà Bè, diện tích 100 ha;
(7) Trung tâm Tân Hiệp, huyện Hóc Môn với diện tích 150 ha.
(8) Ngoài ra, các dự án có chức năng tương tự trung tâm logistics, như kho lạnh ở khu công nghiệp Vĩnh Lộc, kho thương mại điện tử ở Củ Chi,… cũng đang được các doanh nghiệp triển khai xây dựng.

Logistics TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (tt)

– Trung tâm logistics vận tải hàng không: trên cơ sở các Quy hoạch CHK đã được duyệt, quy hoạch tỉnh có cảng hàng không sẽ bố trí các trung tâm logistics tại các CHK có nhu cầu vận tải lớn hơn 250.000 tấn/năm.
Các trung tâm logistics đảm bảo các điều kiện về kho vận và kết nối các loại hình giao thông hích hợp để vận tải hàng hóa tại các CHK gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Vân Đồn, Cát Bi, Đà Nẵng, Chu Lai, Long Thành, Cần Thơ và một số CHK khác khi có nhu cầu vận tải hàng hóa đạt tiêu chí nêu trên.

 

 

news

Related Articles