CHUYỂN PHÁT NHANH QUỐC TẾ -
Search
Close this search box.

Phát triển Logistics Trà Vinh năm 2023

Phát triển Logistics Trà Vinh năm 2023 các Sở ngành của Tỉnh đã triển khai phối hợp với các địa phương rà soát xây dựng lại chính sách ưu đãi đầu tư

Sơ lược Tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh là tỉnh duyên hải Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Phía Đông giáp Biển Đông với 65 km bờ biển.

Phía Tây giáp Vĩnh Long.

Phía Nam giáp Sóc Trăng với ranh giới là sông Hậu.

Phía Bắc giáp Bến Tre với ranh giới là sông Cổ Chiên.
Phân tích về đặc điểm địa lý ở khía cạnh logistics. Có thể thấy Trà Vinh cách Thành phố Hồ Chí Minh 200 km. Đi bằng quốc lộ 53 qua tỉnh Vĩnh Long. Nhưng có thể rút ngắn thời gian chỉ còn 130 km nếu đi bằng quốc lộ 60 qua tỉnh Bến Tre.
Trà Vinh cách TP. Cần Thơ 50 km. Được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu. Với 02 cửa Cung Hầu và Định An nên giao thông đường thủy có cơ hội để phát triển.

Phát triển Logistics Trà Vinh năm 2023
Phát triển Logistics Trà Vinh năm 2023

Đặc điểm địa lý tự nhiên Logistics

Trên địa bàn Trà Vinh có hệ thống sông chính với tổng chiều dài 578 km. trong đó có các sông lớn
là sông Hậu và sông Cổ Chiên. Các sông ngòi. Kênh rạch trên địa bàn Trà Vinh hợp lưu đổ ra biển chủ
yếu qua hai cửa sông chính. Đó là cửa Cổ Chiên hay còn gọi là cửa Cung Hầu. Và cửa Định An.
Một vấn đề đáng lưu ý. Đó là với sự chia cắt bởi các giồng và mạng lưới đường lộ, kênh rạch. Địa hình Trà
Vinh khá phức tạp. Hàng năm vùng này thường bị ngập mặn trong khoảng thời gian từ 3-5 tháng.

Hệ thống hạ tầng Logistics

Hệ thống cơ sở hạ tầng logistics của tỉnh đang trong quá trình phát triển nhanh với các phương thức
vận tải chủ đạo là đường bộ và đường thủy nội địa.
Hiện nay. Toàn tỉnh có ba tuyến Quốc lộ 53. Quốc lộ 54. Và Quốc lộ 60 với tổng chiều dài 246,8 km. Có 06 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 222 km. Và 42 hương lộ với tổng chiều dài 454 km.
Trong tương lai gần. Khi cầu Đại Ngãi được đi vào hoạt động. Kết nối 02 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng. Giúp hoàn thiện chuỗi công trình kết nối toàn vùng ĐBSCL thì
khoảng cách di chuyển từ các tỉnh phía Nam của ĐBSCL đi TP. Hồ Chí Minh qua Quốc lộ 60 sẽ được rút
ngắn đáng kể (khoảng cách ngắn nhất hiện tại giữa Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh là 180 km).

Về đường bộ:

Toàn tỉnh có 4 tuyến quốc lộ. Trong đó chỉ có 50 km đạt mức cấp 3. Còn lại 80 km là đường cấp 4. Đường cao tốc được quy hoạch nhưng dự kiến sau năm 2030 mới được triển khai.
Mạng lưới giao thông đường bộ với Quốc lộ 53. Quốc lộ 54. Quốc lộ 60. Hệ thống cầu Cổ Chiên, Hàm Luông, Rạch Miễu và sắp tới là cầu Đại Ngãi sẽ cho phép kết nối vùng duyên hải với các địa phương khác một cách thuận lợi; góp phần đảm bảo kết nối trực tiếp đến hệ thống cảng biển của Tỉnh.

Về đường thủy:

Trà Vinh được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu. Với 02 cửa Cổ Chiên (Cung Hầu) và Định An. Nơi có tiềm năng để phát triển giao thông đường thủy. Từ Trà Vinh đi Bến Tre. Tiền Giang. TP. Hồ Chí Minh theo tuyến sông Tiền từ biển Đông đi qua kênh đào Trà Vinh đến cảng Cần Thơ. Đây là tuyếnn vận tải đường thủy chính của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long để thông thương với quốc tế.
Hiện Tỉnh đang tiếp tục thực hiện các nội dung trong Quyết định số 1319/QĐ-BGTVT ngày 16/7/2021 của Bộ Giao thông Vận tải về phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình Luồng cho tùa biển trọng tải lớn vào Sông Hậu (Giai đoạn 2).

Về đường biển:

Với chiều dài bờ biển 65 km, mặt giáp biển thông qua hai cửa biển chính là cửa Cung Hầu và cửa Định An, vùng bờ biển Trà Vinh có độ sâu tốt hơn trong toàn dải bờ biển vùng duyên hải
đồng bằng sông Cửu Long, khoảng cách từ bờ biển của vùng biển Trà Vinh đến vùng nước có độ sâu khoảng 10 m ngắn nhất so với các tỉnh trong khu ĐBSCL.

Tuy nhiên, nếu so sánh với yêu cầu thực tiễn thì nhìn chung hạ tầng logistics của tỉnh Trà Vinh còn nhiều khó khăn Hai cửa biển gồm Định An phía sông Hậu và Cung Hầu phía sông Tiền hằng năm bị phù sa bồi lắng, tàu tải trọng lớn ra vào rất khó. Vì thế, cảng nội địa Long Đức chưa phát huy hết hiệu quả.

Số liệu tiêu biểu

Hiện nay, Tỉnh đang tiếp tục thực hiện công trình nâng cấp, mở rộng đường dẫn vào khu bến tổng hợp Định An (xã Duyên hải) để tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông thuận lợi hơn.
Cảng Định An đang triển khai thi công, là cảng biển lớn nhất vùng ĐBSCL, đến nay đã hoàn thành nhiều hạng mục quan trọng, theo quy hoạch, cảng biển này có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 50.000 tấn.
Cảng tổng hợp Định An còn có tiềm năng trở thành cảng trung chuyển quốc tế và là cơ sở để phát triển các loại hình dịch vụ biển.

Đặc biệt, nhờ vị trí trong đê chắn sóng nên Cảng có điều kiện để phát triển thành hệ thống cảng với khả năng tiếp nhận được tàu có trọng tải đến 160.000 tấn (hoặc hơn, nếu nối dài đê chắn sóng và nạo vét sâu hơn). Hướng vào trong đất liền, cảng kết nối thuận lợi với các tỉnh/thành trong nội địa (Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh…) và cả Campuchia qua sông Hậu.
Về kho bãi và cơ sở logistics khác: Hạ tầng kho hàng và cơ sở logistics khác trên địa bàn tỉnh như bến, bãi, điểm tập kết, đóng gói hàng hóa… trên địa bàn Tỉnh hiện vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là thiếu kho lạnh, kho đạt tiêu chuẩn phục vụ hàng xuất khẩu.

Khu kinh tế Định An

Khu kinh tế Định An với diện tích quy hoạch 39.020 ha. Là 01 trong 08 khu kinh tế ven biển trọng điểm của cả nước và là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực có sự kết nối quan trọng.
Với các hoạt động của các cảng biển được xây dựng, khu bến Trà Cú, Trung tâm Điện lực Duyên Hải, tuyến vận tải thuỷ nội địa chính cấp, đặc biệt là Cửa Định An – Ngã ba Tân Châu – An Giang – Campuchia,… sẽ được xây dựng.
Khu bến Duyên Hải – Định An có mục đích phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Trà Vinh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long là cảng tổng hợp, container, hàng lỏng/khí cho tàu có trọng tải đến 50.000 tấn hoạt động; cảng biển Trà Cú – Kim Sơn là cảng tổng hợp cho tàu có tải trọng đến 20.000 tấn hoạt động.

Các khu công nghiệp khác

Ngoài Khu Kinh tế Định An. Các KCN Cầu Quan. Cổ Chiên. Long Đức và các cụm Công nghiệp mới hình thành như Sa Bình. Tân Ngại. Phú Cần và Hiệp Mỹ Tây được kỳ vọng sẽ là tiền đề cơ bản để thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hóa qua cảng biển.

Định hướng, chính sách, quy định, thủ tục

Trong những năm qua. Nhiều dự án lớn mang tính đột phá được đầu tư trên địa bàn tỉnh góp phần làm cho vận tải biển, cảng biển trở thành một trong những thế mạnh đặc thù của tỉnh.
Trong đó, luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu là dự án trọng điểm của ngành giao thông vận tải, có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực ĐBSCL, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 10.000
tấn đầy tải, 20.000 tấn giảm tải lưu thông đến cảng Cái Cui – Cần Thơ và cả Campuchia qua sông Hậu.

Lợi thế đó càng rõ nét hơn khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1579/QĐ-TTg vào ngày 22/9/2021 về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. trong đó cảng biển Trà Vinh được phân vào nhóm 5 và là 1 trong 15 cảng biển loại I (cả nước có 02 cảng đặc biệt).
Theo đại diện Sở Công Thương Trà Vinh, sau khi Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực, các Sở ngành của Tỉnh đã triển khai phối hợp với các địa phương rà soát xây dựng lại chính sách ưu đãi đầu tư
Triển khai Phương án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phát triển thương mại dịch vụ gắn liền với phương án phát triển hệ thống thương mại, logistics tỉnh Trà Vinh tầm nhìn đến năm 2050.

Định hướng, chính sách, quy định, thủ tục (tiếp theo)

Cùng với đó, theo Đề án thành lập Khu Công nghiệp – Đô thị và Dịch vụ tại tỉnh Trà Vinh (địa điểm xây dựng tại Khu kinh tế Định An) phấn đấu đưa tỉnh Trà Vinh trở thành trung tâm chế biến nguyên liệu nông, lâm, thủy sản thành sản phẩm, hàng hóa cuối cùng đáp ứng nhu cầu cho khu vực châu Á, châu Âu và Mỹ
XD kho lưu trữ nguyên liệu và là nơi có khả năng tiêu thụ tất cả nguyên liệu nông, lâm, thủy sản của 13 tỉnh ĐBSCL; có các nhà máy chế tạo thiết bị điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin và thiết bị y tế gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ khác, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và vùng ĐBSCL…
Đây là những bước chuẩn bị của tỉnh Trà Vinh hoàn toàn khả thi trong khai thác hiệu quả tiềm năng thị trường logistics của khu vực này.
Trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đưa ra mục tiêu định hướng xác định kinh tế biển là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Trong đó, phát triển công nghiệp cảng biển, vận tải biển và logistics tỉnh Trà Vinh là những nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế biển với các định hướng chiến lược.

Một sô dự án logistics trà vinh 2023

Theo Báo cáo của Sở Công Thương Trà Vinh, trong 44 dự án kêu gọi đầu tư năm 2023 thì có các dự án liên quan đến lĩnh vực logistics gồm:
+ Hạ tầng kỹ thuật khu kho ngoại quan với diện tích sử dụng 101 ha, tổng mức đầu tư dự kiến 600
tỷ đồng tại Khu Kinh tế Định An;
+ Hạ tầng kỹ thuật khu phi thuế quan với diện tích sử dụng đất là 501ha, tổng mức đầu tư dự kiến
là 3.000 tỷ đồng tại Khu Kinh tế Định An;
+ Kho lạnh, kho cấp bảo quản nông sản Trà Điêu với diện tích sử dụng 0,7ha tại xã Ninh Thới, huyện cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
Đến nay đã có 09 lượt nhà đầu tư quan tâm, khảo sát các lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh, trong đó có nhà máy sản xuất Hydro xanh (Hydro+ Amoniac), tạo ra triển vọng mới về năng lượng bền vững trên địa bàn tỉnh. – Chuỗi cung ứng, tiềm năng nguồn hàng

 

xem thêm>>>>>>

Thông tin liên hệ Gửi hàng đi Mỹ

Chuyển phát Nhanh Quốc tế Giá rẻ Á Châu Express
104/2 Ba Vân, Phường 14, Q. Tân Bình, Tp HCM
132/17 Dương Văn Dương, Tân Quý, Q. Tân Phú, Tp. HCM
S5.02 Khu đô Thị Vinhome, Thành phố Thủ Đức, Tp HCM
Liên hệ: 0909.135.108 – 033.267.9495 – 090.3939.609

Share this:
news

Related Articles