CHUYỂN PHÁT NHANH QUỐC TẾ -
Search
Close this search box.

Nghiệp Vụ Giao Nhận Trong Hoạt Động Ngoại Thương

Nghiệp Vụ Giao Nhận Trong Hoạt Động Ngoại Thương là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng)

Nghiệp Vụ Giao Nhận Trong Hoạt Động Ngoại Thương
Nghiệp Vụ Giao Nhận Trong Hoạt Động Ngoại Thương

1 Khái niệm giao nhận: <<Nghiệp Vụ Giao Nhận Trong Hoạt Động Ngoại Thương>>

Đặc điểm nỗi bật của buôn bán quốc tế là người mua và người bán ở những nước khác nhau. Sau khi hợp đồng buôn bán được ký kết, đó là lúc người bán phải giao hàng cho người mua. Để hàng đến tay người mua, cần phải tiến hành hàng loạt các
công việc cần thiết như: đóng gói, bao bì, lưu kho đưa hàng ra cảng,…, những công việc đó gọi là dịch vụ giao nhận.
Giao nhân là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hoá từ nơi gửi hàng(người gửi hàng) đến nơi nhận hàng(người nhận hàng).

2 Dịch vụ giao nhận và người giao nhận: <<Nghiệp Vụ Giao Nhận Trong Hoạt Động Ngoại Thương>>

Theo luật thương mại Việt Nam, dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi. Làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của củ hàng, của người vận tải hay của người giao nhận khác.
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận. Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dở hay kgo hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác có kinh doanh dịch vụ giao nhận.
Theo luật thương mại Việt Nam thì người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá phải là thương nhân có giấy nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá.
Trước đây người làm giao nhận chỉ làm đại lý thực hiện một số công việc của nhà xuất khẩu, nhập klhẩu uỷ thác như: xếp dở, lưu kho hàng hoá, làm thủ tục giấy tờ lo liệu vận tải nội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng.

3 Phạm vi hoạt động của dịch vụ giao nhận:

Trước đây người làm giao nhận chỉ làm đại lý thực hiện một số công việc của nhà xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác như: xếp dở, lưu kho hàng hoá, làm thủ tục giấy tờ lo liệu vận tải nội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng.
Ngày nay cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với sự tác động của tự do hoá thương mại quốc tế, do đó phạm vi hoạt động của các dịch vụ giao nhận được mở rộng hơn.
Đứng trên giác độ của một người giao nhận họ có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hay thông qua đại lý hay thuê dịch vụ của những người thứ ba khác.

Những dịch vụ mà người giao nhận có thể tiến hành là: <<Nghiệp Vụ Giao Nhận Trong Hoạt Động Ngoại Thương>>

  • Chuẩn bị hàng hoá để chuyên chở,
  • Tổ chức hàng hoá chuyên chở trong phạm vi ga, cảng, sân bay.
  • Làm tư vấn cho chủ hàng trong việc chuyên chở.
  • Ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê phương tiện vận tải, lưu cước.
  • Làm các thủ tục gửi hàng,nhận hàng.
  • Làm thủ tục hải quan, kiểm kiện, kiểm dịch.
  • Mua bảo hiểm cho hàng hoá.
  • Lập các chứng từ cần thiết cho quá trình thanh toán gửi hàng.
  • Thu xếp chuyển tải hàng hoá.
  • Lưu kho, bảo quản hàng hoá.
  • Và các công việc khác.
  • Ngoài ra, người làm dich vụ giao nhận còn cung cấp các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu của chủ hàng.

4.Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận: <<Nghiệp Vụ Giao Nhận Trong Hoạt Động Ngoại Thương>>

  • Người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
  • Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.
  • Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
  • Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách
  • hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.
  • Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thực hiện được thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn của khách hàng.
  • Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng.

5.Mối quan hệ với các bên tham gia:

Chính phủ và các chức trách khác: <<Nghiệp Vụ Giao Nhận Trong Hoạt Động Ngoại Thương>>

Trong lĩnh vực giao nhận, người giao nhận phải làm việc với các cơ quan như:
Hải quan: đây là cơ quan mà người giao nhận phải thực hiện nghĩa vụ khai báo và nộp thuế.
An ninh sân bay: thực hiện nghĩa vụ cân hàng, soi hàng.
Ngân hàng: đóng vai trò là người bảo lãnh, người trung gian trong việc thanh toán với người xuất nhập khẩu.
Bộ y tế, bộ khoa học công nghệ, bộ môi trường: xin cấp các giấy phép, giấy chứng nhận…
Toà lãnh sự:xin giấy chứng nhận xuất xứ.
Cơ quan kiểm soát xuất nhập khẩu.

Các bên tư nhân:

– Chủ tàu: Là người thực hiện việc chuyên chở hàng hóa cho người xuất nhập khẩu.
– Người kinh doanh vận tải đường bộ.
– Bên thực hiện việc đóng gói bao bì.
– Nguồn lưu giữ kho hàng.
– Cơ quan bảo hiểm.

Người bảo hiểm trách nhiệm;

Người giao nhận dễ gặp rủi ro ngay cả khi hoạt động với tư cách là đại lý và ngay cả khi là người ủy thác. Người giao nhận phải đảm đương những trách nhiệm tùy thuộc vào phạm vi hoạt động mà người giao nhận nhận làm.
Nói chung người giao nhận không chịu trách nhiệm đối với những hành động hay sai sót của bên thứ ba, chẳng hạn như người chuyên chở hay người giao nhận khác… miễn là người giao nhận đã có sự cần mẫn hợp lý khi khi lựa chọn bên thứ ba đó.
Trách nhiệm của người giao nhận với tư cách là người ủy thác: là người ủy thác, người giao nhận không những chịu trách nhiệm đối với lỗi của bản thân mình mà cả những lỗi lầm của người làm công của mình mà lỗi của những mà người giao nhận sử dụng các dịch vụ để thực hiện hoạt động giao nhận với khách hàng của mình.
Tuy nhiên trong trường hợp khiếu nại đối với tổn thất vận chuyển về hàng có sự khác biệt nhỏ nếu người giao nhận hoạt động với tư cách là người ủy thác.
Trong trường hợp này người giao nhận chịu trách nhiệm đối với những mất mát hư hỏng hàng hóa xảy ra từ khi người giao nhận nhận hàng đến khi giao nhận hàng cho mình.

Có ba loại bảo hiểm trách nhiệm sau:

Bảo hiểm trách nhiệm hữu hạn

Bảo hiểm trách nhiệm hữu hạn: trên cơ sở các điều khoản kinh doanh tiêu chuẩn quy định giới hạn trách nhiệm của người giao nhận, người giao nhận có quyền lựa chọn chỉ mua bảo hiểm cho trách nhiệm đó.
Người giao nhận còn có quyền chấp nhận còn có quyền chấp nhận một mức miễn bồi thường cho người bảo hiểm và người giao nhận phải tự bảo hiểm choc ho phần tổn thất dưới mức này.

Mức bồi thường này càng cao, phí bảo hiểm ngày cao thấp song có nguy cơ là người giao nhận sẻ phải đối mặt với những khiếu nại nhỏ gộp chung lại thành những khoản tiền lớn không được người bảo hiểm bồi thường lạ.
Người bảo hiểm củng có thể giảm chi phí bảo hiểm bằng việc hạ thấp giới hạn bảo của mình, giới hạn này chỉ hợp lý khi nó căn cứ vào kinh nghiệm về những khiếu nại mà người giao nhận đã gặp phải, song có nguy cơ là người giao nhận
phải chịu trách nhiệm nặng nề do bị khiếu nại lớn vượt qua giới hạn bảo hiểm trên.

Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý đầy đủ:

– Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý đầy đủ: người giao nhận hoạt động trên cơ sở các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn đả quy định giới hạn trách nhiệm của mình có quyền hay chỉ bảo hiểm trách nhiệm hữu hạn hay bảo hiểm trách nhiệm pháp lý đầy đủ.
Tuy nhiên đôi khi tòa án có thể bác bỏ cac điều khoản trong cac điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn vì dựa trên các cơ sở cho rằng chúng không hượp lý hay không vững vàng, cho nên tốt hơn hết người giao nhận nên bảo hiểm trách nhiệm pháp lý đầy đủ.

Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý tột đỉnh

– Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý tột đỉnh(top up): loại bảo hiểm này cho khách hàng mua bảo hiểm tột đỉnh để bảo vệ trong trường hợp trách nhiệm của người nhận vượt quá những giới hạn đã nêu trên bằng cách trả cho người bảo hiểm hàng hóa phụ phí bảo hiểm.
Mặc dù kiểu bảo hiểm này thuận lợi cho cả người giao nhận và khách hàng, song dường như chỉ phổ biến ở Châu Âu.

 

 

Xem thêm

Thông tin liên hệ Gửi hàng đi Nước ngoài giá rẻ

Chuyển phát Nhanh Quốc tế Giá rẻ Á Châu Express
104/2 Ba Vân, Phường 14, Q. Tân Bình, Tp HCM
132/17 Dương Văn Dương, Tân Quý, Q. Tân Phú, Tp. HCM
S5.02 Khu đô Thị Vinhome, Thành phố Thủ Đức, Tp HCM
Liên hệ: 0909.135.108 – 033.267.9495 – 090.3939.609

Share this:
news

Related Articles