Dịch vụ vận tải hàng hóa 2023 trong hệ thống Logistics. Theo Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2023 của Tổng cục Thống kê. Đã và đang có sự phục hồi trong năm 2023. Điều này được thể hiện qua những dấu hiệu tích cực từ cuối năm 2022.
Khái quát chung về dịch vụ vận tải hàng hóa 2023
Theo đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải. Sau một thời gian bị tê liệt vì đại dịch Covid-19. Hoạt động vận tải cả nước đã và đang có sự phục hồi trong năm 2023. Điều này được thể hiện qua những dấu hiệu tích cực từ cuối năm 2022.
Theo Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2023 của Tổng cục Thống kê. Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, vận tải hàng hóa 2023 ước đạt 1.686,2 triệu tấn hàng hóa. Tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước. (Cùng kỳ năm 2022 tăng 24,4%). Luân chuyển 359,8 tỷ tấn/km. Tăng 12,5% (cùng kỳ năm trước tăng 31%).
Xét về phân nhóm thị trường nội địa và nước ngoài.
+ Vận tải trong nước ước đạt 1.653,1 triệu tấn vận chuyển. Tăng 14,8% và 226,4 tỷ tấn/km luân chuyển. Tăng 16,6%
+ Vận tải ngoài nước ước đạt 33,1 triệu tấn vận chuyển. Tăng 2,8% và 133,4 tỷ tấn/km luân chuyển. Tăng 6,2%.
Như vậy sản lượng hàng hóa vận chuyển trong nước vẫn có mức tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm trước. Trong khai đó hàng hóa vận chuyển ngoài nước đã có những dấu hiệu chững lại. Mức tăng trưởng tương đối thấp do hệ quả của việc sụt giảm đơn hàng xuất khẩu của những ngành hàng chủ lực của Việt Nam.
Xét theo cơ cấu trong nước và ngoài nước thì hiện nay vận chuyển hàng hóa trong nước vẫn chiếm tỷ trọng chính (98%) trong khi vận tải ngoài nước chỉ chiếm một phần rất nhỏ (2%).
Xét theo ngành vận tải (tải hàng hóa 2023)
Nhìn chung, ở hầu hết các phương thức thuộc lĩnh vực vận tải đều có sự hồi phục. Cụ thể,
vận tải đường bộ và đường thủy 9 tháng đầu năm 2023 có tốc độ tăng tích cực so với cùng kỳ năm trước. Vận tải hàng không có mức tăng ổn định về vận chuyển và tăng mạnh về luân chuyển. Riêng vận tải đường sắt giảm mạnh do các đơn hàng xuất nhập khẩu giảm và phải cạnh tranh với vận tải đường thủy khi chi phí cao hơn.
Về tỷ trọng. Năm 2023. Tỷ trọng của các phương thức vận tải không có nhiều khác biệt so với tỷ trọng của năm 2022.
+ Vận tải đường bộ vẫn là phương thức vận tải phổ biến nhất. Chiếm 73% sản lượng hàng hóa vận chuyển trong 9 tháng đầu năm 2023
+ Tiếp đó là vận tải đường thủy nội địa với 21,6% tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển.
+ Vận tải đường biển chỉ chiếm 5,2% tổng sản lượng trong
+ Vận tải đường sắt mức rất thấp 0,2%
+ Vận tải hàng không vẫn ở mức rất thấp 0,01%.
Nhận xét
Tăng trưởng sản lượng vận tải là tín hiệu tốt. Song theo đánh giá của nhiều chuyên gia. Lực kéo của thị trường nội địa có hạn. Trong khi đó xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đang chững lại sẽ khiến cho tổng quan thị trường đứng trước sự mong manh.
Xác định bối cảnh thị trường tiềm ẩn nhiều khó khăn thách thức. Năm 2023. Bộ Giao thông Vận tải đang tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm về hoàn thiện và phát triển hạ tầng giao thông. Đây là cơ sở để tạo tiền đề cho ngành vận tải phát triển.
Dịch vụ vận tải đường bộ
Tính chung 9 tháng đầu năm 2023. Sản lượng vận tải hàng hóa 2023 bằng đường bộ đạt 1.231,4 triệu tấn. Tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2022.
So với năm 2022. Sang năm 2023 thị trường vận tải đường bộ có điểm tích cực. Giá nhiên liệu đã giảm mạnh trong nửa đầu năm 2023. Tính đến ngày 26/6/2023. Giá dầu Brent giảm hơn 11% so với đầu năm và giảm hơn 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, giá nhiên liệu trong nước cũng được điều chỉnh giảm. Giá giữ bình ổn hơn so với bối cảnh của năm 2022.
Các doanh nghiệp vận tải đường bộ cũng đã xây dựng phương án điều chỉnh giá cước theo diễn biến giá nhiên liệu và giữ ổn định trong thời gian dài.
Bên cạnh diễn biến tích cực của giá nhiên liệu. Mảng vận tải đường bộ năm 2023 gặp nhiều khó khăn đến từ hoạt động đăng kiểm phương tiện.
+ Từ tháng 01/2023. Dưới tác động của chương trình Tổng kiểm tra hoạt động đăng kiểm toàn quốc. Các trạm đăng kiểm có sai phạm phải tạm dừng hoạt động. Điều này kéo theo tình trạng ùn tắc tại các trạm đăng kiểm trên cả nước. Thời gian đăng kiểm phương tiện kéo dài hơn rất nhiều.
Trong năm 2023, xu thế sử dụng xe điện cho hoạt động vận tải đường bộ cũng bắt đầu xuất hiện với việc các hãng giao hàng chặng cuối bắt tay với các nhà sản xuất xe điện để thay thế một phần phương tiện giao hàng từ xe xăng sang xe điện.
Một số điểm mới (tải hàng hóa 2023)
Năm 2023, Lazada Logistics (thuộc sàn thương mại điện tử Lazada Việt Nam) đã bắt tay hợp tác cùng Selex Motors. Một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực xe điện thông minh. Đã để đưa 100 chiếc xe máy điện vào hoạt động giao hàng tại thị trường Việt Nam.
Theo đơn vị này, đây là mẫu xe máy điện “bán tải” đầu tiên ở Đông Nam Á. Với năng lực vận tải vượt trội và khả năng tiết kiệm chi phí vận chuyển so với các phương tiện truyền thống, tính trên cùng một quãng đường. Ngoài ra, xe được quản lý thông minh, ứng dụng công nghệ IoT và có chi phí bảo trì thấp hơn so với các dòng xe máy xăng phổ thông.
Bên cạnh đó. Gojek, nền tảng công nghệ đa dịch vụ theo yêu cầu hàng đầu Đông Nam Á. Cùng với Dat Bike, một trong những thương hiệu xe máy điện của Việt Nam. Các bên đã công bố hợp tác thí điểm sử dụng xe máy điện để phục vụ các nhu cầu đi lại. Giao hàng. Giao đồ ăn của người dùng Gojek tại Việt Nam.
Không chỉ dừng lại ở xe điện hai bánh. Dự kiến xu hướng này sẽ mở rộng sang hoạt động vận tải bằng ô tô. Hiện tại mảng vận tải hành khách đã có nhiều doanh nghiệp đưa loại hình này vào hoạt động như: GSM. Lado. Én Vàng. ASV Airport Taxi,…
Dự kiến trong tương lai gần, các doanh nghiệp vận tải hàng hóa 2023 bằng ô tô cũng sẽ tính đến phương án sử dụng ô tô điện trong hoạt động của mình.
Dịch vụ vận tải đường sắt
Tính chung 9 tháng đầu năm 2023. Tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt đạt 3,37 triệu tấn. Giảm 23,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Hoạt động vận chuyển hành khách bằng đường sắt có mức tăng trưởng ấn tượng so với năm 2022. Hoạt động vận chuyển hàng hóa bị sụt giảm do tác động của luồng hàng hóa trên thị trường diễn biến không được tích cực.
Nhìn diễn biến theo tháng. sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt có dấu hiệu tăng trở lại từ tháng 6/2023. Tăng và đạt mốc 418,5 nghìn tấn vào 2 tháng sau đó. Tuy nhiên, số liệu vào tháng 9/2023 cho thấy, sự sụt giảm mạnh trong vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt.
Dưới hành động quyết liệt của Tổng Công ty đường sắt. Cũng như sự quan tâm đặc biệt đến hoạt động vận tải đường sắt của Chính phủ. Trong năm 2023, vận tải đường sắt được kỳ vọng sẽ khôi phục lại đà tăng trưởng trong những tháng cuối
năm 2023.
Một số điểm sáng (tải hàng hóa 2023)
Trong năm 2023. Ngành đường sắt đã tổ chức tăng cường chạy tàu hàng. Đặc biệt là tàu chuyên tuyến. Đồng thời, tích cực khai thác luồng hàng liên vận quốc tế. Nó diền ra sau khi ga Kép được phép hoạt động liên vận quốc tế. Bước đầu vận chuyển container nông sản theo mùa phục vụ xuất khẩu như vải thiều.
Bên cạnh đó, giá cước vận tải hàng hóa 2023 cũng được điều chỉnh linh hoạt. Tùy theo mặt hàng. Cự ly. Thời điểm. loại toa xe vận chuyển. Và loại tàu.
Sáng 18/02/2023. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức khai trương hoạt động liên vận quốc tế bằng đường sắt tại ga Kép (thị trấn Kép. Huyện Lạng Giang. Tỉnh Bắc Giang). Khai trương hoạt động liên vận quốc tế bằng đường sắt tại ga Kép, Bắc Giang
Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 49-KL/TW về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Nội dung nêu rõ quan điểm thống nhất nhận thức của cả hệ thống chính trị về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết của vận tải đường sắt.
Việc làm thủ tục xuất nhập khẩu tại ga Sóng Thần sẽ tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các đoàn tàu hàng từ ga Sóng Thần sẽ vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt vào thị trường nội địa Trung Quốc. Quá cảnh từ Trung Quốc sang Nga và các nước châu Âu. Qua đó rút ngắn thời gian vận chuyển và giảm chi phí cho doanh nghiệp so với các phương thức vận tải khác.
Dịch vụ vận tải đường biển
Tính chung 9 tháng đầu năm 2023. Mặc dù sản lượng vận tải đường biển vẫn có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2022. (Tổng sản lượng vận tải đường biển đạt 87,7 triệu tấn, tăng 12,0% so với cùng kỳ năm 2022). Giá cước vận tải biển có sự sụt giảm mạnh so với năm 2022. Cụ thể, sau khi lập đỉnh vào tháng 9/2021. Giá cước vận tải biển bắt đầu dấu hiệu điều chỉnh, đặc biệt giảm mạnh trong 6 tháng cuối năm 2022 và tiếp tục giảm thêm trong những tháng đầu năm 2023.
Hình 3.5: vận tải hàng hóa 2023 bằng đường biển giai đoạn 2021 – 2023
Kinh tế toàn cầu ảm đạm. Sức tiêu dùng suy giảm ảnh hưởng lớn đến thị trường vận tải biển quốc tế, trong đó có Việt Nam.
Tại thị trường hàng hải thế giới. Chỉ số BDI (chỉ số thuê tàu hàng khô Baltic) đạt mức trên 1.200 điểm trong tháng 1/2023, giảm về 700 điểm trong tháng 2, tăng liên tiếp lên mức 1.600 điểm trong tháng 3, 4 và 5/2023 và giảm về khoảng 900 điểm trong tháng 6/2023. Trong 3 tháng tiếp theo, chỉ số này dao động quanh mức 1.100 – 1.200 điểm và số liệu ghi nhận được vào tháng 9/2023 là 1.070 điểm.
Đối với hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển. Theo Cục Hàng hải Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, trong 7 tháng đầu năm 2023, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển vẫn tiếp tục giảm khoảng 2%, đạt 424,343 triệu tấn.
Một số thông tin chi tiết (tải hàng hóa 2023)
Từ tháng 8/2023, nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc ở nhiều lĩnh vực, kéo theo đó là khối lượng thông qua cảng biển đã ngừng đà giảm, trở về mức dự kiến là 495,835 triệu tấn.
Trước tình hình giá cước vận tải container và sản lượng hàng hóa sụt giảm, nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt tuyến, bán bớt tàu do không thể gồng gánh thêm chi phí.
Công ty Biendong Shipping thông tin tháng 4/2023 đã dừng tuyến tàu chở hàng từ cảng Cửa Lò chạy thẳng tới Kolkatar (Ấn Độ) và Chitagong (Bangladesh) sau một năm khai thác vì sản lượng giảm cả hai chiều.
Theo các doanh nghiệp vận tải biển, mức cước vận tải container đang giảm mạnh, đặc biệt trên các tuyến quốc tế. Trên tuyến Hồ Chí Minh – Port Klang (Malaysia), tại thời điểm tháng 6/2023, giá cước vận chuyển có mức khoảng 6,5 – 8 triệu đồng/container 40 feet và khoảng 4,3 triệu đồng/container 20 feet.
Trong khi tại thời điểm tháng 4/2022, giá vận tải trên tuyến này tương ứng khoảng 26 – 40 triệu đồng/container 40 feet và khoảng 13 – 19 triệu đồng/container 20 feet. Các doanh nghiệp đánh giá thị trường vận tải biển chịu sự tác động lớn bởi nhu cầu người dùng, khi các nước châu Âu và Trung Quốc có lượng hàng tồn kho lớn thì cung vượt cầu dẫn đến thị trường ảm đạm và cạnh tranh cao hơn. Lượng hàng tồn kho cần thời gian để xử lý và dự kiến ít nhất phải quý IV/2023 thị trường mới có thể bắt đầu sôi động trở lại.
Dịch vụ vận tải đường thủy nội địa
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê. Dịch vụ vận tải bằng đường thủy nội địa 9 tháng đầu năm 2023 có sự tăng trưởng tốt nhất trong tất cả các phương thức vận chuyển. Với tổng sản lượng vận chuyển đạt 363,5 triệu tấn, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Sự phát triển của dịch vụ vận tải đường thủy nội địa thể hiện trên cả hai hành lang vận tải thủy chính ở phía Bắc và phía Nam.
Vận tải đường thủy nội địa ở phía bắc
Ở phía Bắc, vận chuyển đường thủy tuyến Bắc Ninh – Hải Phòng có nhiều lợi thế phát triển nhờ sản lượng hàng hóa dồi dào. Theo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, xung quanh tỉnh Bắc Ninh hiện có 56 KCN. Lượng hàng hóa khu vực này chiếm khoảng 65% – 68% lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng, khoảng 4 triệu TEU/năm. Trong khi tỉnh Bắc Ninh có kết nối đường thủy nội địa thuận lợi đến các cảng biển Hải Phòng thông qua các tuyến sông Đuống, sông Thái Bình, sông Kinh Thầy, sông Cấm.
Hiện sà lan có trọng tải 128 TEU có thể hoạt động thông suốt với chiều dài toàn tuyến khoảng 120 km từ cảng biển Hải Phòng về đến các cảng thủy nội địa ở khu vực Bắc Ninh thông qua các tuyến sông Cấm – sông Kinh Thầy – sông Thái Bình – sông Đuống.
Với việc khai trương thêm 2 cảng thủy nội địa là ICD Tân Cảng Quế Võ tại Bắc Ninh và Cảng thủy nội địa Thái Hà tại Hà Nam trong năm 2023, hành lang vận tải thủy nội địa phía Bắc sẽ có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng đang triển khai đầu tư dự án xây mới, nâng tĩnh không cầu Đuống. Dự kiến sau khi cầu Đuống hoàn thành, sẽ nâng chiều dài toàn tuyến là 220 km, kết nối thuận lợi từ cảng Hải Phòng về Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc và Phú Thọ.
Vận tải đường thủy nội địa Ở phía Nam
Ở phía Nam, tính đến hiện tại, đã có hơn 16 triệu tấn hàng hóa thông qua tuyến vận tải thủy Việt Nam – Campuchia – tuyến huyết mạch của hàng lang vận tải thủy nội địa phía Nam. Kết quả vận tải trên tuyến vận tải thủy nội địa này có được là do những nỗ lực hai bên trong đề xuất, triển khai các giải pháp giảm thủ tục hải quan, thông quan, giảm chi phí, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải.
Dịch vụ vận tải đường hàng không
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê. Dịch vụ vận chuyển bằng đường hàng không trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt 0,23 triệu tấn vận chuyển. Tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Sự sụt giảm sản lượng so với cùng kỳ năm 2022 của mảng vận tải bằng đường hàng không nằm trong xu thế chung của thế giới. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự báo khối lượng vận chuyển hàng không toàn cầu sẽ giảm 4% do tăng trưởng kinh tế chậm lại. Theo đó, khối lượng hàng hóa sẽ giảm từ 60,3 triệu tấn trong năm 2022 xuống 57,7 triệu tấn trong năm 2023 do thị trường hạ nhiệt sau thời kỳ tăng trưởng mạnh bởi đại dịch Covid-19.
Đánh giá chi tiết về luồng hàng quốc tế và nội địa. Theo thông tin của Cục Hàng không Việt Nam. Trong 9 tháng đầu năm 2023, hàng hóa quốc tế đạt 405 nghìn tấn. Giảm 30% so với cùng kỳ năm 2022. Hàng hóa nội địa đạt 77,6 nghìn tấn. Tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022.
Sự tăng trưởng của hàng hóa nội địa là tín hiệu khả quan đáng ghi nhận. Xãy ra trong bối cảnh sụt giảm sản lượng vận chuyển hàng không toàn cầu.
Dịch vụ vận tải đa phương thức
Hiện nay. Trên thế giới. Vận tải đa phương thức ngày càng phát triển và khai thác nhiều hơn. Đây là kết quả của việc tiêu chuẩn hóa quy trình vận chuyển bằng container, trailer,… toàn cầu hóa thương mại và sản xuất nhằm phục vụ cho chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngoài ra, việc thay thế các phương thức vận tải gây ô nhiễm bằng các lựa chọn thân thiện hơn với môi trường đã mang đến những hiệu ứng tích cực.
Tại Việt Nam, mặc dù chưa có con số thống kê chính thức nhưng có thể thấy, xu thế thị trường vận tải đang có sự dịch chuyển với sản lượng vận tải đa phương thức đang tăng dần lên. Bên cạnh đó là sự gia tăng tỷ trọng của mô hình vận tải đa phương thức kết nối đường bộ – đường sắt và đường bộ – đường thủy nội địa như là những lựa chọn thân thiện hơn với môi trường.
Một số định hướng xu thế (tải hàng hóa 2023)
Ở góc độ quản lý nhà nước. Dịch vụ vận tải đa phương thức đang dần trở thành mối quan tâm của thị trường. Cũng như cơ quan quản lý nhà nước. Trong kế hoạch phát triển vận tải 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Vừa được ban hành cuối năm 2022. Bộ Giao thông Vận tải cũng xác định ưu tiên phát triển vận tải đa phương thức.
Phát triển vận tải đa phương thức trên các hành lang vận tải chính, đặc biệt là hành lang Bắc – Nam và hành lang kết nối với các cảng biển cửa ngõ quốc tế nhằm tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển. Giảm chi phí vận tải biển. Giảm chi phí
logistics đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Hệ thống cảng cạn cũng sẽ được phát triển mạnh mẽ làm đầu mối kết nối các phương thức vận tải kết hợp cung cấp các dịch vụ logistics. Trong đó, ưu tiên đầu tư các cảng cạn kết nối với đường thủy nội địa ở khu vực phía Nam.