CHUYỂN PHÁT NHANH QUỐC TẾ -
Search
Close this search box.

Cơ Sở Pháp Lý Và Nguyên Tắc Giao Nhận Hàng Hóa Xnk Bằng Đường Biển

Cơ Sở Pháp Lý Và Nguyên Tắc Giao Nhận Hàng Hóa Xnk Bằng Đường Biển. sự phát triển ở giai đoạn cao của các khâu dịch vụ giao nhận kho vận, trên cơ sở tận dụng các ưu điểm của công nghệ thông tin để điều phối hàng hóa từ khâu tiền sản xuất tới tận tay ngưữi tiêu dùng

phát triển Doanh nghiệp dịch vụ logistics năm 2023
phát triển Doanh nghiệp dịch vụ logistics năm 2023

Cơ sở pháp lý

Để tiến hành hoạt động giao nhận, người giao nhận phải nắm chắc các cơ sở phấp lý qui định trong lĩnh vực này. Cho đến nay chưa có quy tắc, công ước quốc tế trực tiếp điều chỉnh và qui định cụ thể về hoạt động giao nhận nói chung và giao nhận hàng hóa bằng đường biển nói riêng.
Công ước quốc tế và luật quốc gia chính là hai bộ phận quan trọng trong nguồn luật điểu chỉnh mối quan hệ giữa các bên tham gia hoạt động giao nhận. Vì vậy người giao nhận nói chung và người giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng cần nắm chắc các công ước quốc tế và luật quốc gia có liên quan đến giao nhận hàng hóa bằng đường biển.

Các văn bản qui phạm pháp luật

Các văn bản qui phạm pháp luật của nhà nước Việt Nam có liên quan đến hoạt động chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển Hiện nay ở Việt Nam chưa có văn bản pháp luật nào qui định các quan hệ pháp lý nảy sinh ương hoạt động kinh doanh giao nhận kho vận tuy nhiên có một số văn bản sau đây có một phợn đề cập tới các nội dung trên:

Bộ luật hàng hải Việt Nam

Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 và thay thế bộ luật Hàng hải Việt Nam 1990. Đây là đạo luật chuyên ngành duy nhất của nước ta được gọi là bộ luật, và tuy được kế thừa Bộ luật 1990 nhưng đã thay đổi toàn diện cả về nội dung và bố cục.
Bộ luật này được áp dụng đối với các quan hệ pháp luật phất sinh từ các hoạt động liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào các mục đích kinh tế, xã hội và công vụ Nhà nước, gọi chung là hoạt động hàng hải

Nội dung

Trong bộ luật này có qui định cụ thể về:
– Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển (chương V): qui định về vận đơn, trách nhiệm của các bên trong việc bốc hàng, thực hiện vận chuyển hàng hóa, dỡ hàng và trả hàng, cước phí và phụ phí, việc chấm dứt hợp đồng, trách nhiệm bồi thường tổn thất hàng hóa, việc cợm giữ hàng hóa…
Cơ sở trách nhiệm, các trường hợp miễn trách, thời hạn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở theo Bộ luật Hàng Hải Việt Nam dựa vào những qui định của hệ thống luật theo Công ước Bruxen 1924 và các nghị định thư sửa đổi của nó.
– Hợp đổng thuê tàu (Chương VU): qui định về thuê tàu định hạn, thuê tàu trợn…
– Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải (Chương vin): qui định về hợp đồng đại lý tàu biển, trách nhiệm của đại lý tàu biển, trách nhiệm của người uỷ thác, giá dịch vụ đại lý tàu biển, quyền và nghĩa vụ của người môi giới hàng hải…
– Tổn thất chung (Chương XIV): định nghĩa tổn thất chung, phân bổ tổn thất chung, tổn thất riêng…

Luật Thương mại

Như đã phân tích ở trên, chúng ta biết rằng dịch vụ Logistics là sự phát triển ở giai đoạn cao của các khâu dịch vụ giao nhận kho vận, trên cơ sở tận dụng các ưu điểm của công nghệ thông tin để điều phối hàng hóa từ khâu tiền sản xuất tới tận tay ngưữi tiêu dùng, cuối cùng qua các công đoạn: dịch chuyển, lưu kho, và phân phát hàng hóa.
Cũng vì vậy, ngày nay nhiều công ty giao nhận kho vận ở các nước đã đổi tên thành công ty cung cấp dịch vụ Logistics và Hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ Logistics.
Điểu 163,164 của Luật Thương mại 1997 định nghĩa dịch vụ giao nhận theo nghĩa cũ. Không đề cập tới dịch vụ Logistics. Chưa phản ánh được xu thế phát triển của nghề này trong những năm gần đây.
Các thương nhân nước ngoài đã lợi dụng kẽ hở này dể xin đăng ký kinh doanh Logistics bằng 100% vốn của họ mà không xin kinh doanh giao nhận kho vận. Vì vậy họ sẽ dề dàng cạnh tranh và đánh bại các doanh nghiệp Việt nam kinh doanh trong lĩnh vực này
Trong luật Thương Mại được Quốc hội khoa X I thông qua tại kì họp thứ 7 ngày 14/6/2005 dịch vụ giao nhận hàng hóa được đổi tên thành dịch vụ Logistics, ngưữi kinh doanh dịch giao nhận được đổi tên thành thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, Điều luật này đã cơ bản hoạch định phạm vi, chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn của ngưữi kinh doanh dịch vụ logistics cũng chính là phạm vi, chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn của ngưữi kinh doanh dịch vụ giao nhận kho vận.

Luật hải quan.

Làm thủ tục hải quan là một trong các chức năng truyền thống của người làm giao nhận. Để thực hiện tốt chức nâng này người giao nhận cần hiểu rõ và tuân thủ mọi qui định liên quan đến khai báo hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan đối vói từng mặt hàng xuớt khẩu cụ thể.
Luật Hải Quan hiện hành được Quốc hội nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/6/2001 và có hiệu lực ngày 1/1/2002.
Đây là một trong những những luật quan trọng, Luật đã tạo cơ sở phớp lý cần thiết đủ mạnh cho công tác quản lý hoạt động xuớt khẩu, nhập khẩu, góp phần chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Nội dung

Luật Hải quan đã bước đầu tạo cơ sở cho việc thực hiện hiện đại hóa hoạt động quản lý hải quan, từng bước chuyển dần từ phương thức quản lý thủ công sang phương thức quản lý hiện đại dưa trên ứng dụng công nghệ thông tin.
Luật này gồm các loại hàng xuất khẩu, nhập khẩu phải chịu sự kiểm tra giám sát của hải quan, thủ tục kê khai hải quan …
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả, song trước yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế vói khu vực và thế giới, một số nội dung của Luật cần thiết phải sửa đổi, bổ sung.
Quốc hội Nam đã ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan vào ngày 14/6/2005 nhằm đáp ứng yêu cầu của việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Nội dung theo hướng đảm bảo minh bạch hơn về hồ sơ, về thủ tục hải quan, về thông quan hàng hóa, để vừa tạo thuận lợi cho hoạt động xuớt nhập khẩu, vừa tăng cường trách nhiệm của hải quan trong công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Bộ Tài Chính vừa ban hành quyết định số 64/2005/QĐ-BTC ngày 15/9/2005 trong đó có đưa ra biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan giúp cho các đơn vị kinh doanh xuớt nhập khẩu, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan trong đó có người giao nhận thực hiện tốt hoạt dộng của mình.

Luật, văn bản liên quan bảo hiểm

Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội khóa X, kì họp thứ 8 thông qua ngày 9/12/2000 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2001.
Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 được ban hành để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm
Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế – xã hội, ổn định đời sống nhân dân; tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm.
Trong luật này có những qui định chung về hợp đồng bảo hiểm, các loại hợp đổng bảo hiểm, đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm….
Tuy nhiên đây là cơ sự pháp lý chung cho mọi loại hình dịch vụ bảo hiểm, người làm công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cần nắm rõ các qui tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển đã được Bộ Tài chính ban hành trong quyết định số 305/BH ngày 9/8/1990 hay còn gọi là qui tắc chung 1990 (QTC 1990)

Các qui định hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển

Quy định vận chuyển hàng hóa đường biển

Từ năm 1924 trở về trước chưa có điều ước quốc tế nào về giao nhận vận tải bằng đường biển được kí kết. Vì vậy, chủ tàu thường căn cứ vào luật của nước mình đưa vào vận đơn các điều khoản về nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở gây nhiều phản ứng cho chủ hàng – người thuê chở.
Để thống nhất các qui tắc về nghĩa vụ của người chuyên chở và người thuê chở năm 1924, “Công ước quực tế để thựng nhất một sự quy tắc pháp luật liên quan đến vận đơn đường biển” (“International Convention for the Uniíication of Certain Rules of Law Relating to Bin of Lading”) đã dược kí kết tại Brucxen (Bỉ).
Cho đến nay, các công ước quực tế liên quan đến giao nhận hàng hóa chuyên chở bằng đường biển phải kể đến là:
Công ước Bruxen 1924
Nghị định thư Visby 1968
Nghị định thư SDR 1979
Công ước Hamburg 1978 (hay công ước của liên hiệp quực về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển).

Nội dung

Các qui tắc và công ước này có thể chia thành hai hệ thống luật điều chỉnh vận đơn đường biển nói riêng và chuyên chở hàng hóa bằng đường biển nói chung.
Hệ thống luật thuộc “Công ước Brucxen 1924” và các nghị định thư sửa đổi của nó bênh vực và bảo vệ quyền lợi của chủ tàu – người chuyên chở.
Hệ thống luật thuộc “Công ước Hamburg 1978” bênh vực cho chủ hàng – người thuê chở. Chính vì vậy còn có nhiều ý kiến chưa thống nhẫt giữa hai bên là chủ hàng và chủ tàu nên việc áp dụng đan xen cả hai hệ thống luật này trong chuyên chở hàng hóa bằng đường biển sẽ vẫn còn tiếp tục.

Trong mỗi qui tắc, công ước nói trên đều có qui định cụ thể về:
– Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở (hay những trách nhiệm của người chuyên chở đối với tổn thẫt hàng hóa).
– Những trường hợp miễn trách của người chuyên chở.
– Thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở (hay trách nhiệm của người chuyên chở về mặt không gian và thời gian).

Nội dung (tt)

– Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở (hay mức bổi thường tối đa của người chuyên chở) đối với tổn thẫt hàng hóa.
Ngoài ra còn có những qui định về việc thông báo tổn thẫt khi nhận hàng, thời hạn khiếu nại, phạm vi áp dụng công ước…
Người giao nhận khi đóng vai trò là người chuyên chở đường biển (dù là người chuyên chở theo hợp đồng hay là nguôi chuyên chở thực tế) đểu phải chịu những trách nhiệm như đã qui định trong các qui tắc và công ước nêu trên
Như đã nói ở trên, người giao nhận cũng có thể đóng vai trò là người kinh doanh vận tải đa phương thức. Bởi vậy, người làm dịch vụ giao nhận cũng phải nắm vững các qui định quốc tế về vận tải đa phương thức đó là: Công ước
của Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức, Qui tắc UNCTAD/ICC1992 về chứng từ vận tải đa phương thức trong đó qui định những qui định chuẩn mực và những nguyên tắc tiêu chuẩn nhẫt định trong
vận tải đa phương thức.

Quy định liên quan hoạt động buôn bán hàng hóa xuất nhập khẩu

Để bảo vệ khách hàng và hàng hóa của họ khi đang trên đường chuyên chở, người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế còn phải am hiểu các tập quán quốc tế như Incoterms 2000, UCP 500 các điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động xuất nhập khữu như Công ước Viên 1980 của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Trên đây là những qui tắc, công ước quốc tế và qui định pháp luật chung nhất của Việt Nam có liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khữu chuyên chở bằng đưòng biển mà bất kì người giao nhận nào cũng cần phải nắm vững để thực hiện tốt hoạt động của mình.
Để đạt hiệu quả giao nhận cao người giao nhận trước hết phải tuân thủ các qui định của Nhà nước về hàng hóa xuất nháp khữu, về thủ tục hải quan, về vận tải và giao nhận hàng hoa … đồng thời cũng phải biết vận dụng các qui phạm pháp luật mang tính chất tuy ý sao cho có lợi nhất cho khách hàng và bản thân.

Nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

Các văn bản hiện hành (quyết định số 2106 QĐ-VT ngày 23/8/97 của Bộ Giao thông vận tải) đã qui định những nguyên tắc giao nhận, bốc dỡ, bảo quản hàng hóa xuất nhập khữu tại các cảng biển Việt Nam như sau:
Việc giao nhận hàng hóa được tiến hành theo các phương pháp do các bên lựa chọn, thoa thuận trong hợp đồng trên cơ sở có lợi nhất
Nguyên tắc chung là nhận hàng bằng phương pháp nào thì giao nhận bằng phương pháp đó.

Phương pháp giao nhận bao gồm:

– Giao nhận nguyên bao kiện, bó, tấm, cây, chiếc,
– Giao nhận nguyên hầm, cặp chì,
– Giao nhận theo số lượng, trọng lượng, thế tích bằng cách cân, đo, đếm,
– Giao nhận theo mơn nước của phương tiện,
– Giao nhận theo nguyên Container niêm phong cạp chì,

Trách nhiệm giao nhận hàng hóa là của người chủ hàng hoặc của người được chủ hàng uy thác (cảng) với người vận chuyển (tàu).

Chủ hàng phải tổ chức giao nhận hàng hóa đảm bảo định mức xếp dỡ của cảng
Nếu chủ hàng không tự giao nhận được phải uy thác cho cảng trong việc giao nhận vói tàu và giao nhận với chủ hàng nội địa
Người nhận hàng phải xuất trình chứng tở hợp lệ xác nhận quyền được nhận hàng và phải có chứng tở thanh toán các chi phí cho cảng
Người nhận hàng phải nhận hàng vói khối lượng hàng hóa ghi trên chứng tở, liên tục trong một thời gian nhất định
Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa ở bên trong, nếu bao, kiện hoặc dấu x i chì vẫn còn nguyên vẹn và không chịu trách nhiệm về những hư hỏng, mất mát mà người nhận phất hiện ra sau khi đã ký nhận với cảng,
Việc bốc dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng do cảng tổ chức thực hiện.
Trong trường hợp chủ hàng hoặc nguôi vận chuyển muốn đưa người và phương tiện vào cảng để bốc dỡ thì phải được cảng đồng ý và phải trả các chi phí liên quan cho cảng
Cảng có trách nhiệm bảo quản hàng hóa lưu kho, bãi cảng theo đúng kỹ thuật và thích hợp vói tởng vận đơn, tởng lô hàng.

>>> Xem thêm

Thông tin liên hệ Gửi hàng đi Nhật giá rẻ

Chuyển phát Nhanh Quốc tế Giá rẻ Á Châu Express
104/2 Ba Vân, Phường 14, Q. Tân Bình, Tp HCM
132/17 Dương Văn Dương, Tân Quý, Q. Tân Phú, Tp. HCM
S5.02 Khu đô Thị Vinhome, Thành phố Thủ Đức, Tp HCM
Liên hệ: 0909.135.108 – 033.267.9495 – 090.3939.609

 

Liên kết seo:  Mua Máy đếm tiền tại Bình Định

Share this:
news

Related Articles