CHUYỂN PHÁT NHANH QUỐC TẾ -
Search
Close this search box.

Phát triển nhân lực logistics

Phát triển nhân lực logistics giúp đào tạo lực lượng lao động bổ sung nhân sự cho ngành.

Đặc điểm nhân lực tại các doanh nghiệp dịch vụ logistics

Theo số liệu điều tra doanh nghiệp. Gần đây nhất (31/12/2021) do Tổng cục Thống kê cung cấp. Việt Nam có 34.476 doanh nghiệp dịch vụ logistics. Với tổng số 563.354 lao động đang làm việc.

Phân theo loại hình dịch vụ logistics

Trong đó, nếu xét theo loại hình dịch vụ logistics. Tương ứng 37,5% và 31,4% lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp vận tải hàng hoá đường bộ, đường sắt, đường ống và doanh nghiệp dịch vụ kho bãi, hỗ trợ vận tải. Lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp vận tải hàng hoá đường thuỷ chiếm tỷ trọng thấp nhất là 7,3%

Phân theo khu vực địa lý

Xét theo khu vực địa lý, 41,6% lao động của các doanh nghiệp dịch vụ logistics đang phân bố ở khu vực Đông Nam Bộ; tiếp theo đó là Đồng bằng sông Hồng với 34,7%. Các khu vực khác, số lượng lao động tại doanh nghiệp dịch vụ logistics khá thấp

Phân theo loại hình doanh nghiệp

Xét theo loại hình doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dịch vụ logistics thuộc khu vực ngoài Nhà nước đang thu hút một lượng lớn lao động với 75,3% tổng lao động đang làm việc. Các doanh nghiệp nhà nước chiếm 13,6% tổng số lao động và có gần 10% lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp logistics có vốn đầu tư nước ngoài

Phát triển nhân lực logistics
Phát triển nhân lực logistics

Thu Nhập của nhân sự Xuất Nhập Khẩu

Phân theo loại hình doanh nghiệp

Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, thu nhập bình quân tại các doanh nghiệp dịch vụ logistics có vốn đầu tư nước ngoài luôn cao hơn nhiều so với tại các doanh nghiệp dịch vụ logistics trong và ngoài nhà nước.
Cụ thể năm 2021, thu nhập bình quân của lao động tại các doanh nghiệp dịch vụ logistics có vốn đầu tư nước ngoài là 20,2 triệu/tháng, cao gấp 1,6 lần so với doanh nghiệp nhà nước và gấp 2 lần so với doanh nghiệp ngoài nhà nước

Xét theo vùng kinh tế

Nếu xét theo vùng kinh tế. Thu nhập bình quân của lao động tại các doanh nghiệp dịch vụ logistics ở vùng Đông Nam Bộ đang cao nhất cả nước với 12,8 triệu/tháng. Sau đó đến vùng Đồng bằng sông Hồng với 10,9 triệu/tháng. Các vùng Trung du miền núi phía Bắc và vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung thấp hơn với tương ứng là 8,6 triệu và 8,4 triệu/tháng; và thấp nhất là ở khu vực Tây
Nguyên chỉ với 6,1 triệu/tháng

Đào tạo nhân lực logistics

Đào tạo bậc đại học và sau đại học

Ba năm trở lại đây được xem là giai đoạn bùng nổ trong đào tạo nhân lực logistics bậc đại học với số trường mở ngành/chuyên ngành logistics tăng vọt. Tính đến hết tháng 7/2023. Số trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành, chuyên ngành logistics đã tăng lên 59 trường đại học.Tổng quy mô tuyển sinh là khoảng 5.600 chỉ tiêu/năm.
Trong số 59 trường đại học đã tuyển sinh ngành/chuyên ngành liên quan đến logistics, Ban Biên tập Báo cáo Logistics 2023 đã tiến hành khảo sát trực tiếp 40 cơ sở đào tạo để tìm hiểu về thực trạng đào tạo ngành/chuyên ngành logistics tại Việt Nam hiện nay.
Đối với các trường đã có sinh viên tốt nghiệp (tuyển sinh từ năm 2019 trở về trước) cho biết, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp hàng năm của các trường là khoảng 85,6%.
Như vậy, tương ứng thị trường lao động ngành logistics 2023 sẽ đón nhận khoảng 2.500 – 3.000 lao động được đào tạo đúng ngành/chuyên ngành logistics.

Đa dạng nghành nghề

Tại các trường tham gia khảo sát, tên các chuyên ngành đào tạo liên quan đến logistics khá đa dạng, bao gồm: Chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (95,0% số trường tham gia khảo sát đang đào tạo)
Chuyên ngành Hải quan và Logistics
Quản lý dịch vụ logistics
Quản lý vận tải và dịch vụ logistics
Kinh doanh quốc tế và Logistics
Logistics và Vận tải đa phương thức
Quản lý hàng hải và Logistics,
Tổ chức quản lý cảng – XNK
Giao nhận vận tải quốc tế…
Những chuyên ngành này đang được mở trong các ngành như ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (72,5% số trường tham gia khảo sát)
Ngành Kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh, Quản lý công nghiệp, Kinh tế và thậm chí là trong ngành Tài chính ngân hàng.

Nâng cao chương trình giảng dạy

Tại các trường đại học hiện nay. Đào tạo ngành/chuyên ngành logistics đang được triển khai theo nhiều hình thức. Từ Chương trình đào tạo đại trà (chương trình tiêu chuẩn theo quy định về mức trần học phí đối với trường công lập)
Chương trình chất lượng cao (có điều kiện đảm bảo chất lượng và chuẩn đầu ra cao hơn chương trình đại trà tương ứng) hoặc chương trình tiên tiến (giảng dạy bằng tiếng Anh, có thể tích hợp chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực logistics & quản lý chuỗi cung ứng)
Chương trình tài năng (dành cho những sinh viên có kết quả tuyển sinh và học tập xuất sắc)
Chương trình tích hợp do trường đại học nước ngoài cấp bằng.
Kết quả khảo sát cho thấy, có 33/40 trường tham gia khảo sát (tương đương 82,5%)
Đào tạo ngành/chuyên ngành logistics theo chương trình chuẩn
Về kiểm định chương trình đào tạo. Kết quả khảo sát cho thấy. Có 8/40 (tương ứng 20%) trường tham gia khảo sát đã có chứng nhận kiểm định chương trình đào tạo của các tổ chức kiểm định trong nước
Có 3/40 (7,5%) trường đang tiến hành kiểm định chương trình đào tạo trong nước
Có 3/40 (7,5%) trường đã kiểm định chương trình đào tạo bởi các tổ chức nước ngoài như: AUN, FIBAA, Triple Crown
(gồm cả 3 chứng nhận AACSB, EQUIS và AMBA).

Phân nghành Đào tạo

Đào tạo dài hạn

Theo kết quả khảo sát các trường đại học, cao đẳng đang đào tạo ngành/chuyên ngành logistics hiện nay, hệ thống các học phần giảng dạy cho sinh viên, học viên tại các trường này được chia thành 2 nhóm: Các học phần về logistics và chuỗi cung ứng và Các học phần khác có liên quan.
Hệ thống học liệu phục vụ đào tạo ngành/chuyên ngành logistics tại các trường đại học hiện nay khá phong phú và đa dạng, do hầu hết các trường đều đã sử dụng thư viện mã nguồn mở. Đối với giáo trình, tài liệu tham khảo do các trường xuất bản, hiện có 11/40 trường tham gia khảo sát (tương ứng 27,5%) cho biết đã biên soạn và xuất bản được giáo trình
Đối với đào tạo sau đại học, hiện nay chỉ có một số ít trường như Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng… có đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Logistics và/hoặc Quản lý chuỗi cung ứng theo các chương trình liên kết.
Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, có nhiều đề tài luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ liên quan đến lĩnh vực logistics đã bắt đầu được quan tâm nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo trong cả nước.
Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với đào tạo và nghiên cứu bậc cao thuộc lĩnh vực này, góp phần nâng cao trình độ và phát triển nhân lực logistics tại Việt Nam.

Đào tạo ngắn hạn

Chương trình đào tạo ngắn hạn cho nhân lực logistics tại Việt Nam hiện nay chủ yếu được cung cấp bởi các đơn vị kinh doanh dịch vụ đào tạo
Hiệp hội ngành nghề liên quan đến lĩnh vực logistics hoặc trung tâm đào tạo của một số doanh nghiệp logistics nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực logistics của bản thân doanh nghiệp cũng như cung cấp dịch vụ đào tạo và các chứng chỉ, chứng nhận nghề nghiệp cho cá nhân, tổ chức khác có nhu cầu.
Ngoài ra, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hiện nay cũng tổ chức những khoá đào tạo ngắn hạn về logistics để bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kỹ năng cho đa dạng các đối tượng ở tất cả các cấp từ công nhân kỹ thuật, nghiệp vụ; hành chính, văn phòng đến giám sát, quản lý, lãnh đạo.
Mặc dù chưa có một thống kê chính xác nào nhưng kết quả khảo sát 05 cơ sở đào tạo logistics ngắn hạn lớn như Trường Logistics và Hàng không Việt Nam (VILAS) 1.500 học viên/năm; Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam (VLI) khoảng 500 học viên/năm; Tân Cảng – STC khoảng 300 học viên/năm; Viện Logistics Việt Nam (VIL) với khoảng 800 học viên/năm; Viện Quản trị Logistics vàChuỗi cung ứng (EDINS) 500 học viên/năm…
Các khoá học bao gồm khoá do doanh nghiệp cấp chứng chỉ như: Chuyên viên logistics, Thực hành xuất nhập khẩu và logistics, Khai thác cảng,

Hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp

Đối với hoạt động hợp tác giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp logistics, kết quả khảo sát cho thấy đây đang là hoạt động được các trường quan tâm triển khai nhằm tăng cường gắn kết giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình đào tạo nhân lực logistics, với 35/40 trường trong mẫu khảo sát đã ký kết thoả thuận hợp tác với doanh nghiệp.
Điển hình trong số đó là sự hợp tác giữa Trường Đại học GTVT. TP. HCM (UTH) và Tập đoàn Đèo Cả để thành lập Viện Nghiên cứu – Đào tạo Đèo Cả (DCI) vào ngày 30/9/2023 vừa qua. Đây là mô hình mà các cơ sở đào tạo về logistics lớn trong cả nước có thể nghiên cứu triển khai để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực logistics

 

Thông tin liên hệ Gửi hàng đi Úc giá rẻ

Chuyển phát Nhanh Quốc tế Giá rẻ Á Châu Express
104/2 Ba Vân, Phường 14, Q. Tân Bình, Tp HCM
132/17 Dương Văn Dương, Tân Quý, Q. Tân Phú, Tp. HCM
S5.02 Khu đô Thị Vinhome, Thành phố Thủ Đức, Tp HCM
Liên hệ: 0909.135.108 – 033.267.9495 – 090.3939.609

Hãy liên hệ Á Châu express khi bạn muốn gửi 1 lá thư. Một món quà dù rất nhỏ. Hay bất cứ món hàng nào. Bạn sẽ cảm nhận được những gì chúng tôi mang đến để phục vụ cho các bạn.

news

Related Articles