Chuyển đổi số trong logistics ở Việt Nam năm 2023. Việt Nam hiện nay đã ý thức được tầm quan trọng. Và cũng như cho thấy được sự quan tâm khá cao đối với chuyển đổi số. Điều này đã làm gia tăng nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp dịch vụ logistics tại Việt Nam hiện nay.
Nhận thức về chuyển đổi số <Chuyển đổi số trong logistics ở Việt Nam năm 2023>
Nhận thức về vai trò của chuyển đổi số. Cũng như các mục tiêu, động cơ tiến hành chuyển đổi số là bước đầu tiên quan trọng quyết định việc triển khai thành công các giải pháp cụ thể của từng doanh nghiệp.
Tín hiệu tích cực là mức độ nhận thức về chuyển đổi số của các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam tương đối cao. Có đến 79,8% các doanh nghiệp cho rằng. Chuyển đổi số quan trọng với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Ngoài ra. Có đến 72,9% các doanh nghiệp dịch vụ logistics thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến hoạt động chuyển đổi số. Coi đây là một trong những trụ cột chính để phát triển doanh nghiệp.
Nhu cầu chuyển đổi số
Nhiều doanh nghiệp dịch vụ logistics tại Việt Nam hiện nay đã ý thức được tầm quan trọng. Cũng như cho thấy được sự quan tâm khá cao đối với chuyển đổi số. Điều này đã làm gia tăng nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp dịch vụ logistics tại Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên. Với quy mô. Nguồn lực và nhu cầu khác nhau ở mỗi doanh nghiệp dịch vụ logistics nên khả năng đầu tư cho chuyển đổi số cũng rất khác nhau.
Theo kết quả khảo sát. Đa số các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam có thể đầu tư mức chi phí từ 100 triệu đến 2 tỷ đồng (38,6%) để thực hiện chuyển đổi số.
Tiếp theo là mức chi phí dưới 100 triệu đồng (37,9%). Mức chi phí từ 1 tỷ đến 2 tỷ đồng chiếm 11,4% và mức chi phí trên 2 tỷ đồng chiếm 12,1%. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam có mức chi phí chuyển đổi số khá hạn chế.
Chuyển đổi số còn gặp nhiều khó khăn <Chuyển đổi số trong logistics ở Việt Nam năm 2023>
Nguyên nhân có thể do rất nhiều doanh nghiệp dịch vụ logistics có quy mô nhỏ. Còn gặp khó khăn về nguồn lực tài chính. Đặc biệt là nguồn lực tài chính để đầu tư cho chuyển đổi số.
Theo kết quả khảo sát. Đa số các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam có thể chấp nhận triển khai dự án chuyển đổi số trong vòng 6 tháng (55,8%). Tiếp theo là khoảng thời gian trong vòng 12 tháng (22,7%). Khoảng thời gian trong vòng 24 tháng chiếm 8,7%, trong vòng 36 tháng chiếm 6,6% và trên 36 tháng chiếm 6,2%.
Kết quả khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam có xu hướng triển khai dự án chuyển đổi số trong thời gian ngắn. Điều này có thể do các nguyên nhân:
1) Thiếu kiến thức và kinh nghiệm về chuyển đổi số, nên chưa thể hình dung được một kế hoạch triển khai chuyển đổi số;
2) Thiếu nguồn nhân lực, dẫn đến không có nhiều thời gian để triển khai dự án chuyển đổi số;
3) Không muốn hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng kéo dài trong quá trình chuyển đổi số.
Ghi nhận từ kết quả khảo sát, đa phần các doanh nghiệp đều kỳ vọng thời gian thực hiện chuyển đổi số toàn diện sẽ dưới 1 năm, trong khi chỉ có rất ít doanh nghiệp chấp nhận dành trên 2 năm cho toàn bộ quá trình chuyển đổi số.
Chuyển đổi số còn gặp nhiều khó khăn (tt)
Trong khi đó, thực tế. Quá trình chuyển đổi số toàn diện đi qua 6 cấp độ. Lộ trình thường là một quá trình dài hơn. Cần ít nhất vài năm mới có thể đạt được thành tựu nhất định.
Ngoài ra. Theo kết quả khảo sát. Đa số các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam kỳ vọng mức tăng trưởng lợi nhuận từ 31 – 50% (chiếm 46,8%) sau khi ứng dụng chuyển đổi số. Tiếp theo là mức tăng trưởng lợi nhuận từ 5 – 10% (chiếm 29,8%). Mức tăng trưởng lợi nhuận từ 11 – 30% chiếm 15,6% và trên 50% chiếm 7,8%. Kết quả khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam kỳ vọng chuyển đổi số sẽ mang lại mức tăng trưởng lợi nhuận đáng kể.
Các con số này có thể được kỳ vọng bởi vì:
1) Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí và tăng năng suất lao động;
2) Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và tiếp cận khách hàng mới
3) Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của
Quy định và chính sách <Chuyển đổi số trong logistics ở Việt Nam năm 2023>
Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Chiến lược phát triển kinh tế, văn bản pháp quy định hướng thúc đẩy phát triển lĩnh vực logistics và chuyển đổi số trong logistics ở Việt Nam.
Nghị quyết Đại hội XIII
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tại đại hội đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030. Phương hướng. Nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025. Trong đó có nội dung: “Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Công nghệ số. Phát triển các loại hình dịch vụ mới. Xây dựng hệ sinh thái dịch vụ trong các lĩnh vực tài chính. Ngân hàng. Bảo hiểm. Pháp lý. Y tế. Giáo dục – đào tạo,. Viễn thông và CNTT. Logistics và vận tải phân phối”.
Các Quyết định quan trọng
Quyết định 749/QĐ- TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng 2030 cũng xác định logistics là 1 trong 8 ngành cần được ưu tiên chuyển đổi số trước.
Quyết định 942/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược chính phủ điện tử. Hướng tới chính phủ số 2021 – 2025.
Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ cũng xác định một trong những nhiệm vụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 là “Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh chuyển đổi số trong dịch vụ logistics”.
Là một trong những ngành then chốt, được ví như “mạch máu” của nền kinh tế quốc dân, logistics cần được đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt trong khía cạnh “số hóa” để có thể đáp ứng, thích nghi với bối cảnh thị trường, hỗ trợ tối đa thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác.
Thực trạng chuyển đổi số trong logistics ở Việt Nam hiện nay
Để đánh giá thực trạng chuyển đổi số trong logistics tại Việt Nam. Ban Biên tập Báo cáo đã tiến hành chọn lọc, khảo sát nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau nhằm đảm bảo kết quả thu thập được khách quan nhất.
Số lượng mẫu khảo sát bao gồm hơn 464 doanh nghiệp dịch vụ logistics với đa dạng các loại dịch vụ logistics khác nhau và dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như về loại hình doanh nghiệp, quy mô nguồn vốn, quy mô nhân sự, số năm hoạt động,… . Các phân tích về dữ liệu khảo sát thu thập được có thể phần nào đại diện cho bức tranh về thực trạng chuyển đổi số của ngành logistics Việt Nam hiện nay.
Mức độ trưởng thành số
Theo kết quả khảo sát cho thấy. Có 90,5% các doanh nghiệp dịch vụ logistics tham gia khảo sát đang còn ở giai đoạn số hóa, bao gồm cấp độ 1 (tin học hóa) và cấp độ 2 (kết nối).
Trong đó, phần lớn các doanh nghiệp đang ở cấp độ 2 với tỷ lệ chiếm tới 73,5%. Ở cấp độ này, các doanh nghiệp đã thành công trong việc kết nối các thành phần hệ thống thông tin của họ với nhau.
Điều này cho thấy, sự nhận thức rộng rãi về tầm quan trọng của việc tích hợp dữ liệu và quy trình kinh doanh trong ngành. Các doanh nghiệp ở cấp độ này đã bước qua giai đoạn đơn giản của tin học hóa và tập trung vào việc tối ưu hóa hiệu suất và tương tác trong môi trường số hóa.
Số doanh nghiệp dịch vụ logistics ở cấp độ 1 còn chiếm tới 17%. Con số này cho thấy còn rất nhiều doanh nghiệp dịch vụ logistics ở Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn tin học hóa cơ bản, tập trung vào việc sử dụng máy tính để thực hiện các công việc rất cơ bản với các phần mềm ban đầu như MS Office Exel, Word,… và lưu trữ tài liệu dưới dạng file mềm (số hóa).
Cấp độ chuyển đổi số <Chuyển đổi số trong logistics ở Việt Nam năm 2023>
Tuy nhiên. Có 5% doanh nghiệp dịch vụ logistics đã tiến lên cấp độ 3 (trực quan hóa). 2,2% ở cấp độ 4 (minh bạch hóa).
Tỷ lệ này thấp hơn nhiều. Nhưng đây là các cấp độ quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Trực quan hóa cho phép doanh nghiệp theo dõi quá trình hoạt động kinh doanh của họ theo thời gian thực, trong khi minh bạch hóa giúp họ hiểu rõ nguyên nhân và xu hướng của các sự kiện trong công việc.
Đặc biệt, có 1,9% doanh nghiệp dịch vụ logistics đã tiến lên cấp độ 5 (có khả năng dự báo) và 0,4% doanh nghiệp đạt đến cấp độ cao nhất, cấp độ 6 (có khả năng thích ứng). Với cấp độ 5, doanh nghiệp có được khả năng phân tích dữ liệu và dự đoán các tình huống trong tương lai. Sự phát triển ở cấp độ này có thể giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chiến lược dựa trên dự báo. Đối với các doanh nghiệp ở cấp độ 6, là cấp độ cao nhất trong chuyển đổi số, doanh nghiệp có khả năng thích ứng hoàn toàn với môi trường thay đổi liên tục. Khả năng thích ứng đòi hỏi sự tự động hóa và sử dụng dữ liệu để đưa ra các quyết định nhanh chóng.
Mức độ “tin học”
Kết quả khảo sát về phần mềm sử dụng trong ngành logistics tại Việt Nam cho thấy một hình ảnh đa dạng về các công cụ và hệ thống công nghệ. Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng các phần mềm thông dụng như Microsoft Excel và Google Sheets cho các công việc hàng ngày, chiếm tới 97,8%.
Bên cạnh đó, các hệ thống khai báo hải quan tự động (VNACC), hệ thống quản lý giao nhận (FMS) và quản lý quan hệ khách hàng (CRM) cũng được sử dụng phổ biến với tỷ lệ sử dụng tương ứng là 94,8%, 34,3% và 32,1%.
Mặc dù các hệ thống quản lý vận tải (TMS), quản lý kho bãi (WMS), quản lý đơn hàng (OMS) có tiềm năng phát triển, nhưng tỷ lệ sử dụng còn thấp, với tỷ lệ sử dụng lần lượt là 11,0%, 10,1% và 6,3%. Các hệ thống quản lý cảng được dành cho số ít các doanh nghiệp vận hành cảng nên chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Một số doanh nghiệp
Nhìn chung. Hiện tại trên thị trường, các doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện chuyển đổi số đạt từ cấp độ 3 trở lên còn rất ít, chủ yếu tập trung ở nhóm doanh nghiệp quy mô lớn như Tân Cảng Sài Gòn. Gemadept. Các công ty cảng thuộc hệ thống Tổng Công ty hàng hải Việt Nam. Viettel Post. Vietnam Post hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như DHL. Fedex…
Trong khi đó, phần lớn với 90% các doanh nghiệp dịch vụ logistics ở Việt Nam còn đang ở giai đoạn số hóa. Điều này cho thấy, chuyển đổi số trong ngành logistics tại Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu. cChưa thực sự được chú trọng và đầu tư đúng mức.
Hiệu quả của hoạt động chuyển đổi số
Với mức độ ứng dụng CNTT chủ yếu ở cấp độ cơ bản với đa phần các doanh nghiệp. Hiệu quả mà chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp dịch vụ logistics chưa thể hiện rõ rệt.
Ngoài những góc nhìn định tính về hiệu quả như gia tăng trải nghiệm khách hàng. Tối ưu hiệu suất hoạt động. Minh bạch thông tin. Nhìn từ góc độ tài chính, đa phần các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều đánh giá sau khi chuyển đổi số, doanh nghiệp chưa thấy sự cải thiện về tăng trưởng lợi nhuận.
Cụ thể, 50% số doanh nghiệp dịch vụ logistics tham gia khảo sát đánh giá quá trình chuyển đổi số chưa mang lại sự cải thiện về lợi nhuận, 25% số doanh nghiệp nhìn nhận có tăng trưởng về lợi nhuận ở mức 10% trở xuống và chỉ có 25% số doanh nghiệp đánh giá chuyển đổi số mang lại sự tăng trưởng lợi nhuận cho doanh nghiệp trên 10%.
Về cơ bản, kết quả khảo sát về hiệu quả thể hiện bức tranh tương đối chân thực và tương đồng với mức độ trưởng thành số hiện tại của ngành logistics Việt Nam.
Mặc dù nhận thức về chuyển đổi số của ngành logistics tương đối tốt, quá trình chuyển đổi số của cộng đồng doanh nghiệp dịch vụ logistics vẫn còn rất nhiều khó khăn thách thức.
Dưới đây là những rào cản lớn nhất mà các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam đang đối mặt.
Những ” Rào cản” chuyển đổi số
Thách thức về chi phí
Thách thức về chi phí: Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, Việt Nam có hơn 98,1% doanh nghiệp SME và 99% doanh nghiệp này đang gặp khó khăn về vốn. Chính vì thiếu vốn, nên các doanh nghiệp này cho rằng, chuyển đổi số là cuộc chơi của các doanh nghiệp lớn và chỉ ưu tiên đầu tư cho các hình thức tăng trưởng ngắn hạn.
Trong khi đó, nguồn tài chính đầu tư vào các giải pháp chuyển đổi số toàn diện cũng là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp dịch vụ logistics.
Với 62,3% số doanh nghiệp dịch vụ logistics có vốn dưới 3 tỷ đồng, và 31,5% có vốn từ 3 – 50 tỷ đồng trong khảo sát báo cáo, khả năng ứng dụng các giải pháp công nghệ đắt đỏ là rất khó khăn trong khi quá trình chuyển đổi số thường đòi hỏi tiêu tốn từ hàng trăm triệu đến hàng chục tỷ đồng.
Theo khảo sát báo cáo, hạn chế về nguồn vốn cũng là rào cản lớn nhất mà các doanh nghiệp dịch vụ logistics đưa ra với gần 69% số doanh nghiệp ghi nhận vấn đề này.
Chi phí mà các doanh nghiệp dịch vụ logistics dành cho chuyển đổi số còn khiêm tốn, với 38% số doanh nghiệp tham gia khảo sát chỉ dành dưới 100 triệu VNĐ cho việc này, 39% số doanh nghiệp dành từ 100 triệu đến 1 tỷ VNĐ cho ngân sách chuyển đổi số và chỉ có 23% doanh nghiệp dành trên 1 tỷ VNĐ cho ngân sách chuyển đổi số.
Rào cản về nhân lực:
Rào cản về nhân lực: Quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ về CNTT, triển khai dự án công nghệ và cả năng lực tiếp nhận, làm việc trên môi trường số của nhân sự toàn công ty.
Trong khi đó, với đặc thù nhiều vị trí, nhiều cấp bậc công việc từ công việc hiện trường cho đến công việc văn phòng, nguồn nhân lực của ngành logistics nhìn chung không có năng lực công nghệ nền tảng đồng đều.
Bên cạnh đó, không nhiều doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách về CNTT hoặc có nhưng chỉ ở mức độ kỹ thuật cơ bản. Đây là rào cản rất lớn cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp vì không có bộ phận có năng lực đủ để triển khai các hoạt động chuyển đổi số vốn đã khó tiếp cận và nhiều thách thức.
Kết quả khảo sát cho thấy, thiếu chuyên gia nội bộ là rào cản lớn thứ hai với 66,6% doanh nghiệp lựa chọn và 53,7% doanh nghiệp nhìn nhận sự thiếu hụt về nhân viên có trình độ chuyên môn trong tổ chức của mình.
Để tối ưu hóa tiềm năng của mình, các doanh nghiệp dịch vụ logistics cần tập trung vào đào tạo và thu hút nhân lực CNTT và cân nhắc việc xây dựng một đội ngũ CNTT đáng tin cậy và có chuyên môn để đảm bảo sự thành công trong việc chuyển đổi số và phát triển trong tương lai.
Rào cản về kỹ thuật
Rào cản về kỹ thuật: Dưới góc độ kỹ thuật, các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cũng nhìn nhận yếu tố thiếu hạ tầng cơ sở công nghệ cũng như nghiệp vụ quản lý rủi ro và an minh mạng còn yếu cũng là những rào cản lớn tác động đến sự thành công trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Có đến 46,6% doanh nghiệp tham gia khảo sát thể hiện sự lo ngại về bảo mật và an ninh mạng và thừa nhận đây là yếu tố khiến doanh nghiệp ngần ngại khi thực hiện chuyển đổi số.
Bên cạnh đó, có đến 55,4% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng, hạ tầng cơ sở công nghệ cho ngành logistics của Việt Nam chưa đủ tốt cũng là yếu tố tác động đến sự thành công của hoạt động chuyển đổi số.
Rào cản khác <Chuyển đổi số trong logistics ở Việt Nam năm 2023>
Rào cản khác: Bên cạnh các yếu tố chính nêu trên, khảo sát cũng ghi nhận những rào cản khác ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp dịch vụ logistics như:
+ Mất nhiều thời gian chuyển đổi (60,8%)
+ Khách hàng ít có nhu cầu tiếp cận hệ thống CNTT (42,2%)
+ Công nghệ và nhu cầu khách hàng thay đổi liên tục (36,0%)
+ Khung pháp lý kìm hãm hoạt động ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp (23,1%).
Mặc dù không mang tính tiêu biểu như những rào cản đã phân tích bên trên nhưng đây cũng là những vấn đề tác động đến sự thành công của quá trình chuyển đổi số.
Để vượt qua các thách thức này, các doanh nghiệp dịch vụ logistics cần xem xét cẩn thận các chiến lược tài chính, đầu tư vào nguồn nhân lực và nâng cao năng lực kỹ thuật.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần đảm bảo rằng, họ có khả năng thích ứng với sự thay đổi và sẵn sàng đầu tư vào các giải pháp công nghệ phù hợp. Chuyển đổi số là một bước quan trọng để cải thiện hiệu suất và cạnh tranh trong ngành logistics ngày càng cạnh tranh và phức tạp tại Việt Nam.
Xu hướng chuyển đổi số trong logistics tại Việt Nam
Trong những năm gần đây. Ngành logistics trên Thế giới đang có xu hướng chuyển dịch sang ứng dụng công nghệ số ngày càng nhiều hơn. Cụm từ “Logistics 4.0” đã được ra đời. “Logistics 4.0” là một khái niệm được bắt nguồn từ cụm từ “Industry 4.0”.
Kỷ nguyên logistics mới này về cơ bản dựa trên số hóa, hay nói chính xác hơn là tự động hóa các quy trình kinh doanh và logistics, và kết nối mạng giữa các thiết bị và công ty với nhau. Mục tiêu của Logistics 4.0 là đơn giản hóa các quy trình, tăng hiệu quả và ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đặc biệt trong thời kỳ đầy thách thức như hiện nay, việc xác định các mối đe dọa dọc theo chuỗi cung ứng và loại bỏ chúng ngay lập tức là rất quan trọng.
Chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu của ngành logistics trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Sự phát triển của thị trường logistics tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua ứng dụng công nghệ số.
Các yếu tố
Thương mại điện tử là cách thức, công nghệ có tỷ lệ lựa chọn cao nhất. Vai trò quan trọng của việc phát triển kênh tiếp cận khách hàng và bán hàng trực tuyến của các doanh nghiệp dịch vụ logistics.
Ngoài ra, các công nghệ quan trọng như phân tích dữ liệu lớn (50,9%) và trí tuệ nhân tạo (50,6%), đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý và phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định thông minh và tối ưu hóa quy trình logistics, lần lượt đứng ở các vị trí thứ hai và thứ ba.
Internet vạn vật (48,1%) được áp dụng rộng rãi để theo dõi và quản lý vận chuyển, kho bãi, và cảm biến hàng hóa. Điều này giúp cải thiện quy trình và an toàn. Điện toán đám mây (44,6%) giúp doanh nghiệp lưu trữ và chia sẻ dữ liệu một cách hiệu quả, cung cấp sự linh hoạt và tiết kiệm chi phí.
Chuỗi khối (38,4%) được sử dụng để cải thiện minh bạch và an ninh trong quản lý chuỗi cung ứng, giúp theo dõi nguồn gốc và lịch sử của hàng hóa.
Các công nghệ như thực tế ảo, robotics và học máy có tỷ lệ lần lượt là 9,9%, 6,0% và 4,5%. Các công nghệ khác chiếm 10,8%, bao gồm nhiều công nghệ và giải pháp khác nhau, có thể đáp ứng cho các nhu cầu cụ thể, riêng biệt của các doanh nghiệp dịch vụ logistics.
Chuyển đổi số tại Công ty Cổ phần cảng Đà Nẵng
Công ty Cổ phần cảng Đà Nẵng (Cảng Đà Nẵng) là một công ty trực thuộc hệ thống Tổng Công ty hàng hải Việt Nam – doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực hạ tầng cảng và dịch vụ hàng hải.
Cảng Đà Nẵng cung cấp dịch vụ vận hành cảng Tiên Sa- Đà Nẵng – cảng biển container lớn nhất miền Trung với gần 1.700m cầu bến và khả năng tiếp nhận các tàu hàng tổng hợp lên đến 70.000 DWT, tàu container đến 4000 TEU và tàu khách đến 170.000 GRT, cùng với các thiết bị xếp dỡ và kho bãi hiện đại.
Nhận thức được vai trò quan trọng của chuyển đổi số, từ năm 2020, Cảng Đà Nẵng đã nghiên cứu và đưa vào triển khai hệ thống vận hành Cảng điện tử ePort và cổng container thông minh Smartgate với các phân hệ, chức năng chính sau:
Các Phân Hệ chính
Phân hệ 1
– Kết nối hãng tàu để truyền lệnh giao hàng, quản lý lệnh giao hàng điện tử eDO.
Phân hệ 2
– Công ty giao nhận (forwarder)/logistics tách bill trên ePort từ vận đơn Master bill sang vận đơn House bill.
Phân hệ 3
– Công ty XNK/công ty vận tải sử dụng dịch vụ Cảng điện tử ePort, đăng ký dịch vụ,
thanh lý tờ khai, thanh toán điện tử, hóa đơn điện tử.
Phân hệ 4
– Công ty vận tải quản lý, điều xe giao nhận container.
Phân hệ 5
– Ứng dụng APP trên điện thoại, lái xe dùng APP giao nhận container.
Phân hệ 6
– Giao nhận container tại cổng container thông minh smartgate.
Phân hệ 7
– Quản lý hệ thống, cấp phát tài khoản, hỗ trợ khách hàng trong quá trình triển khai Cảng điện tử ePORT và cổng container thông minh smartgate.
Phần mềm Cảng điện tử ePORT và cổng container thông minh Smartgate là giải pháp chuyển đổi số toàn diện của Cảng Đà Nẵng với những ứng dụng công nghệ nổi bật, đem lại thay đổi trên hầu hết các khía cạnh của dịch vụ vận hành cảng, vận tải giao nhận kết nối hãng tàu, công ty giao nhận forwarder/logistics, cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu, công ty vận tải, Hải quan trên cùng một môi trường trực tuyến. Các đặc điểm nổi bật mà ePORT và Smartgate mang lại bao gồm:
Một số kết quả khả quan
– Thay đổi hoàn toàn lệnh giao hàng (Delivery Order – DO) từ lệnh giấy chuyển sang lệnh giao hàng điện tử (electronic Delivery Order – eDO).
Giải pháp chuyển đổi số của Cảng Đà Nẵng không chỉ mang lại hiệu quả về tối ưu nguồn lực, giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ cho Cảng Đà Nẵng mà còn đem lại nhiều giá trị cho các đối tượng thụ hưởng khác như cho các công ty vận tải, giao nhận nhờ việc đẩy nhanh thời gian làm thủ tục, tiết kiệm chi phí đi lại cho nhân viên và đóng góp vào hiệu quả xã hội chung nhờ giảm phát thải, giảm lãng phí không cần thiết và minh bạch hóa thông tin.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dịch vụ logistics cũng ý thức rõ ràng chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của ngành logistics và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều có rất nhiều động cơ rõ ràng để tiến hành chuyển đổi số.
Các động cơ rõ nét nhất bao gồm: tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (80,8%), giảm chi phí cung cấp cho khách hàng (79,3%), giảm chi phí kinh doanh hiệu quả 74,8%), giữ tối đa thị phần của doanh nghiệp (72,4%) và giúp doanh nghiệp hợp tác với đối tác để triển khai chuyển đổi số hiệu quả (70,3%)…
Xem thêm>>>>>>
Thông tin liên hệ Gửi hàng đi Úc
Chuyển phát Nhanh Quốc tế Giá rẻ Á Châu Express
104/2 Ba Vân, Phường 14, Q. Tân Bình, Tp HCM
132/17 Dương Văn Dương, Tân Quý, Q. Tân Phú, Tp. HCM
S5.02 Khu đô Thị Vinhome, Thành phố Thủ Đức, Tp HCM
Liên hệ: 0909.135.108 – 033.267.9495 – 090.3939.609
Quý khách hoàn toàn yên tâm và tin tưởng khi đến với dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, Gửi hàng đi nước ngoài của Á Châu.