CHUYỂN PHÁT NHANH QUỐC TẾ -
Search
Close this search box.

Mô hình phát triển logistics thành công tại Ấn độ và Malaysia

Mô hình phát triển logistics thành công tại Ấn độ và Malaysia đã xây dựng và đạt được thành công nhất định. Thúc đẩy kinh tế hai quốc gia này ngày càng khẳng địng trên bản đồ kinh tế thế giới

Mô hình phát triển logistics Ấn Độ

Trong bảng xếp hạng LPI năm 2023. Ấn Độ xếp hạng 38 trong số 139 quốc gia. Tăng 6 bậc so với bảng xếp hạng năm 2018. Thể hiện sự tiến bộ vượt bậc so với thứ hạng 54 mà quốc gia này đạt được năm 2014.
Sự thăng tiến này được coi là kết quả của nỗ lực chính sách và đầu tư đáng kể của Chính phủ nước này về cơ sở hạ tầng cứng và mềm. Cũng như công nghệ thông tin, cho lĩnh vực logistics.

Ấn độ đã thực hiện như thế nào? (Mô hình phát triển logistics thành công tại Ấn độ và Malaysia)

Vào tháng 10/2021. Chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã công bố Kế hoạch hành động quốc gia (National Master Plan – NMP). Tăng cường kết nối đa phương thức. Với mục tiêu giảm chi phí logistics và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đến năm 2025.
Kế hoạch NMP cũng đặt mục tiêu giảm chi phí logistics. So với GDP từ con số 14% khi Chính phủ của Thủ tướng Modi nhậm chức xuống còn 8% năm 2025.
Tiếp đó, năm 2022. Thủ tướng Ấn Độ ban hành Chính sách logistics quốc gia. (National Logistics Policy (NLP). Với các mục tiêu chính là thúc đẩy giao hàng chặng cuối. Giải quyết các thách thức liên quan đến vận tải. Tiết kiệm thời gian và chi phí cho lĩnh vực sản xuất. Bảo đảm tốc độ trong lĩnh vực logistics.

Các điểm nổi bật trong Kế hoạch NMP và Chính sách NLP của Ấn Độ

Chương trình hợp tác công tư (public – private partnership – PPP) về nền tảng Hiển thị chuỗi cung ứng (supply chain visibility) đã góp phần giảm đáng kể sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng.
Nhãn RFI cũng được áp dụng để kết nối giữa container và khách hàng trong chuỗi cung ứng, nhờ đó, thời gian sử dụng trung bình (average dwell time) của container từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2022 của Ấn Độ là dưới 3 ngày, tốt hơn rất nhiều so với một số quốc gia của các nền công nghiệp phát triển như Mỹ (7 ngày) và Đức (10 ngày).
– Dành ưu tiên đáng kể cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng cứng và mềm để tăng cường kết nối các cửa ngõ ở ven biển với các trung tâm sản xuất trong nội địaCắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động logistics.
Đặc biệt, một sáng kiến quản lý chú trọng vào công nghệ với tên gọi Đường ống Hạ tầng Quốc gia (National Infastrucsture Pipelone – NIP) trị giá 111 nghìn tỷ rupee được thực hiện trong giai đoạn 2020 – 2025 nhằm phá vỡ sự trì trệ, tăng cường kết nối giữa 16 bộ và chính quyền các bang về đường sắt, đường bộ, cảng biển thông qua công nghệ thông tin, lập bản đồ vệ tinh và các công cụ về dữ liệu.
– Đề ra lộ trình giảm phát thải từ phương tiện vận tải đường bộ để đáp ứng các cam kết về biến đổi khí hậu cũng như giảm chi phí logistics vì thuế dầu diesel cao.
– Tăng cường hiệu quả vận hàng các cảng biển thông qua tăng công suất làm hàng và cắt giảm thời gian quay vòng của tàu.

Hiệu quả của việc thực Chính sách

Những chính sách trên đã mang lại hiệu quả rõ ràng. Thể hiện sự tiến bộ trong tất cả các chỉ số thành phần của LPI:
Chỉ số cơ sở hạ tầng tăng 5 bậc từ thứ 52 năm 2018 lên thứ 47 năm 2023
Chỉ số vận tải quốc tế tăng 22 bậc từ 44 năm 2018 lên 22 năm 2023
Chỉ số năng lực dịch vụ logistics cũng tăng 4 bậc tương ứng trong khoảng thời gian này.
Chỉ số thời gian logistics, Ấn Độ tăng 17 bậc trên bảng xếp hạng
Chỉ số truy xuất năm 2023 tăng 3 bậc lên hạng 38/139 quốc gia.

Mô hình phát triển logistics thành công tại Ấn độ và Malaysia
Mô hình phát triển logistics thành công tại Ấn độ và Malaysia

Mô hình phát triển logistics Malaysia

Trên bảng xếp hạng LPI 2023, Malaysia xếp thứ 2 khu vực ASEAN, chỉ sau Singapore. (Singapore quốc gia đứng đầu 139 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới trong năm nay). Đây được xem là kết quả ngoạn mục.
Malaysia đã tăng đến 15 bậc lên đứng thứ 26 trên toàn thế giới. So với thứ 41 (năm 2018) và 32 (năm 2016).
Thứ tự cao nhất của Malaysia trong bảng xếp hạng LPI cho đến nay là thứ 25 (năm 2014). Một số chuyên gia còn cho rằng, trong tương lai. Malaysia có thể lọt vào top 10 nếu các chính sách phát triển logistics của quốc gia này tiếp tục học theo hình mẫu Singapore.
Malaysia có một hệ thống cơ sở hạ tầng logistics hiện đại, đồng bộ. Với sự kết nối thông suốt các phương thức vận tải đường bộ, đường biển và đường hàng không. Điều này phản ánh kết quả của các chính sách phát triển logistics phù hợp mà Malaysia đã áp dụng những năm vừa qua.

Chính sách phát triển Logistics Malaysia

Kế hoạch logistics quốc gia (National Logistics Plan. NLP) của Malaysia giai đoạn 2006 – 2020. với sự điều phối của Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế. Malaysia đặt logistics là lĩnh vực ưu tiên phát triển của quốc gia.
Kế hoạch này, với sự phân tích chi tiết thực trạng logistics của quốc gia, đã đặt ra mục tiêu rõ ràng và cụ thể để phát triển logistics, tăng cường giao thương quốc tế ở 6 nội dung chiến lược trọng điểm:

6 nội dung chiến lược trọng điểm

Nội dung 1 (Mô hình phát triển logistics thành công tại Ấn độ và Malaysia)

Tạo lập ngành logistics hiệu quả và cạnh tranh để hỗ trợ các nỗ lực công nghiệp hóa của Malaysia. Kế hoạch NLP tập trung vào các nỗ lực thúc đẩy hoạt động vận hành để bao phủ toàn bộ chuỗi cung ứng, thúc đẩy sự gia tăng công suất và hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ logistics thông qua các hoạt động mua lại và sáp nhập.
Các doanh nghiệp vận hành cảng được khuyến khích giảm các khoản phí cảng biển thu của các công ty giao nhận và các công ty vận tải đa phương thức, cũng như cung cấp thêm các dịch vụ giá trị gia tăng.
Chính phủ cũng khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Nhất là các doanh nghiệp 3PL và 4PL. Mục tiêu của biện pháp này là khuyến khích các công ty đa quốc gia bao hàm cả malaysia trong chuỗi cung ứng toàn cầu của họ
Cung cấp thêm nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa. Các công ty vận tải biển nội địa cũng được khuyến khích liên kết với các đối tác nước ngoài.

Nội dung 2 (Mô hình phát triển logistics thành công tại Ấn độ và Malaysia)

Phát triển năng lực của các phương thức vận tải để cạnh tranh trong môi trường quốc tế.
Trong lĩnh vực vận tải. Các phương thức vận tải. Các hành lang vận tải quốc gia, các tuyến đường thủy nội địa và đường sắt được ưu tiên phát triển theo hướng xây dựng các bến (terminals) tích hợp và tăng cường vận tải liên/đa phương thức.

Nội dung 3 (Mô hình phát triển logistics thành công tại Ấn độ và Malaysia)

Mở rộng và nâng cấp năng lực cung cấp dịch vụ.Thúc đẩy sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua nhiều biện pháp:
(i) phát triển các hành lang vận tải quốc gia
(ii) phát triển các trung tâm logistics quốc gia như cảng cạn, các kho hàng chuyên dụng, các nhà điều hành bến khu vực và các trung tâm logistics ảo (virtual logistics hubs). Các doanh nghiệp vận hành cảng và sân bay được khuyến khích thành lập liên minh và mở rộng hoạt động ra thị trường toàn cầu.
(iii) Các chính sách được đồng bộ và hài hòa để tạo lập cơ sở pháp lý thuận lợi cho sự phát triển doanh nghiệp.

Nội dung 4

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Đây được coi là biện pháp cốt lõi để tạo dựng lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực logistics.
Các biện pháp tăng cường kỹ năng và hiệu suất trong quản lý và điều khiển thông tin cho sự phát triển dịch vụ của khu vực, trong đó coi Malaysia là trung tâm kết nối ảo (virtual hub). Việc triển khai các hệ thống điện tử (e-systems) được tăng cường với mục tiêu dịch vụ hải quan không giấy tờ thông qua một hệ thống e-logistics. Nâng cấp các dịch vụ điện tử (e-services) của các cơ quan chính phủ nhằm tạo thuận lợi thương mại.
Các ứng dụng khác như hệ thống RFID, định vị vệ tinh, nhận diện giọng nói… cũng được khuyến khích phát triển.

Nội dung 5

Đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu dài hạn của lĩnh vực logistics thông qua hoạt động đào tạo lại và học tập suốt đời. Chú trọng đến các kỹ năng về công nghệ, thương mại và vận hành.
Tăng cường liên kết với các tổ chức nước ngoài để thúc đẩy việc coi trọng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế.

Nội dung 6

Đẩy mạnh các hỗ trợ về thể chế thông qua cơ chế hợp tác liên bộ và liên cơ quan trong hoạch định. Thực thi và điều phối các chính sách và biện pháp về logistics.
Chính phủ Malaysia cũng thành lập Hội đồng Phát triển Logistics Quốc gia (National Logistics Development Council) và Trung tâm Logistics và Chuỗi cung ứng (Supply Chain and Logistics Centre) để điều phối các hoạt động logistics và chuỗi cung ứng quốc gia
Tạo lập một môi trường thể chế hỗ trợ tốt cho sự phát triển logistics của quốc gia này. Một sáng kiến nổi bật khác của Chính phủ là Logistics Productivity Nexus (LPN – Khung Năng suất Logistics) để thúc đẩy năng suất và tăng trưởng kinh tế quốc gia thông qua sự hợp tác ba bên: Chính phủ, các doanh nghiệp và giới học thuật.

LPN có mục tiêu xác định rõ các vấn đề và thách thức đối với năng suất trong lĩnh vực logistics, từ đó tăng cường hiệu lực và ưu tiên các chính sách để giải quyết các vấn đề và thách thức đó. Mục tiêu của LPN là đến năm 2030, lĩnh vực logistics sẽ đóng góp 6,5% GDP nước này.

 

 

Thông tin liên hệ Dịch vụ gửi hàng đi Mỹ tại Cần giờ giá rẻ

Chuyển phát Nhanh Quốc tế Giá rẻ Á Châu Express
104/2 Ba Vân, Phường 14, Q. Tân Bình, Tp HCM
132/17 Dương Văn Dương, Tân Quý, Q. Tân Phú, Tp. HCM
S5.02 Khu đô Thị Vinhome, Thành phố Thủ Đức, Tp HCM
Liên hệ: 0909.135.108 – 033.267.9495 – 090.3939.609

Hãy liên hệ Á Châu express khi bạn muốn gửi 1 lá thư. Một món quà dù rất nhỏ. Hay bất cứ món hàng nào. Bạn sẽ cảm nhận được những gì chúng tôi mang đến để phục vụ cho các bạn.

 

Đến với Á Châu Express chắc chắn các bạn sẽ cảm thấy yên tâm. Chúng tôi luôn gắn lợi ích , sự hài lòng và Sự thành công của các bạn làm phương châm phấn đấu cho công ty.

news

Related Articles