CHUYỂN PHÁT NHANH QUỐC TẾ -
Search
Close this search box.

Quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu máy móc thiết bị

Quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu máy móc thiết bị
Quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu máy móc thiết bị

Quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu máy móc thiết có vai trò quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Hãy cùng www.chuyenphatnhanhquocte.org tìm hiểu vần đề này nhé!

Tìm hiểu Thủ tục hải quan và quy trình thủ tục hải quan

Khái niệm thủ tục hải quan

Theo Công ước quốc tế về Đơn giản và Hài hòa thủ tục Hải quan (còn gọi là Công ước Kyoto) có hiệu lực từ năm 1974, bản sửa đổi, bổ sung được Hội đồng Tổ chức Hải quan thế giới WCO phê chuẩn vào tháng 6 năm 1999 và có hiệu lực vào ngày 3 tháng 2 năm 2006, thủ tục hải quan là tất cả các hoạt động tác nghiệp mà bên hữu quan và bên hải quan phải thực hiện nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật hải quan.
Còn theo Luật Hải quan Việt Nam thì thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hoá, phương tiện vận tải.Như vậy, thủ tục hải quan có thể hiểu là trình tự các bước công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật khi thực hiện hoạt động XK, NK.
Việc làm thủ tục hải quan cho hàng hoá XK, NK thương mại thể hiện vai trò quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động XNK. Mục tiêu quản lý của Nhà nước đối với hoạt động này là tạo điều kiện thuận lợi cho các quy trình thủ
tục hải quan, đồng thời phải đảm bảo kiểm tra giám sát có hiệu quả.
Khi làm thủ tục hải quan, cả người khai hải quan và công chức hải quan đều phải tuân theo các quy định cụ thể và phải hiểu rõ các bước công việc mình cần phải làm,
để thực hiện nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

 

Khái niệm quy trình thủ tục hải quan

Quy trình thủ tục hải quan là trình tự các bước công việc mà công chức hải quan phải thực hiện để thông quan hàng hoá XK, NK theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Quy trình thủ tục hải quan thường được ban hành kèm theo bởi một Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (có thể là Quyết định của Bộ Tài chính hoặc có thể là Quyết định của Tổng cục Hải quan).
Tuỳ thuộc vào trình độ quản lý cũng như tình hình phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế trong từng thời kỳ mà các quy trình thủ tục hải quan cũng được xây dựng khác nhau. Đồng thời qua thực tiễn áp dụng, các quy trình thủ tục này sẽ được thay đổi dần sao cho phù hợp với tình hình thực tế của các hoạt động XNK, đáp ứng được yêu cầu quản lý của cơ quan Hải quan.

Cơ quan Vụ giám sát quản lý – Tổng Cục Hải Quan.

Cơ cấu tổ chức của Vụ giám sát quản lý

Vụ giám sát quản lý có 1 cấp trưởng (Vụ trưởng), 4 cấp phó (Phó vụ trưởng) và 40 chuyên viên.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng về toàn bộ hoạt động của đơn vị.
Phó vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về nhiệm vụ được phân công.
Các chuyên viên chịu sự lãnh đạo, phân công công công việc trực tiếp từ Vụ trưởng và các Phó vụ trưởng.

Nhiệm vụ của Vụ giám sát quản lý

– Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chế, quy trình nghiệp vụ về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cửa khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; về thực hiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; về tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế về hải quan mà Việt Nam tham gia hoặc ký kể trình
cấp có thẩm quyền ban hành.
– Đề xuất, kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung về chính sách quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cửa khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Vụ.
– Xây dựng các đề án, giải pháp thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan.
– Xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch hiện đại hoá về nghiệp vụ thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; đề xuất việc trang bị các phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hải quan.

Nhiệm vụ của Vụ giám sát quản lý (tiếp theo)

– Trình Tổng cục trưởng quyết định cấp giấy phép thành lập kho ngoại quan, kho bảo thuế, quyết định thành lập địa điểm kiểm tra, thực tế hàng hoá, xuất khẩu, nhập khẩu ngoài cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
– Quản lý hoạt động của các Trung tâm phân tích, phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc Tổng Cục Hải Quan theo phân công của Tổng cục trưởng; hướng dẫn, quản lý việc sử dụng kết quả phân tích, phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu.
– Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong nghành thực hiện nghiệp vụ về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cửa khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hướng dẫn việc xác định xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu, phân loại hàng hoá, thanh khoản hồ sơ hải quan đối với hàng đầu tư, gia công, hàng sản xuất xuất khẩu, hàng tạm nhập tái xuất và hàng tạm xuất tái nhập và các loại hình xuất nhập khẩu khác theo quy định của Luật Hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan,…và một số nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao

Cơ sở vật chất của Vụ giám sát quản lý

Vụ giám sát quản lý nằm trong khuôn viên của Tổng cục hải quan –162 Nguyễn Văn Cừ – Gia Lâm – Hà Nội, được xây dựng theo thiết kế hiện đại khang trang, thể hiện một cơ quan công quyền, đáp ứng yêu cầu phát triển , mở rộng của quản lý hải quan hiện đại.
Các phòng làm việc của Vụ đều được trang bị máy điều hoà, mỗi nhân viên có một bàn làm việc, một máy tính hiện đại kết nối mạng internet và mạng cục bộ riêng biệt, và nhiều thiết bị văn phòng phẩm thiết yếu phục vụ công việc khác.
Tuy nhiên, hiện nay, phòng làm việc của nhân viên còn khá chật hẹp gây ra một số bất tiện trong quá trình làm việc, đòi hỏi phải được mở rộng không gian làm việc hơn.

Quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu máy móc, thiết bị để tạo tài sản cố định cho các dự án đầu tư.

Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra

Đây là bước đầu tiên trong quy trình thủ tục hải quan, cán bộ làm thủ tục phải thực hiện những công việc như sau:
– Nhập mã số thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp để kiểm tra điều kiện cho phép mở tờ khai của doanh nghiệp trên hệ thống (có bị cưỡng chế không) và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế; Nếu không được phép đăng ký Tờ khai thì thông báo bằng phiếu yêu cầu nghiệp vụ cho người khai hải quan biết trong đó nêu rõ lý do không được phép đăng ký Tờ khai;
+ Nếu được phép đăng ký tờ khai thì tiến hành kiểm tra sơ bộ hồ sơ hải quan (thực hiện theo quy định tại điểm III, mục I phần B Thông tư 112/2005/TT-BTC). Nếu hồ sơ hợp lệ thì nhập thông tin Tờ khai vào hệ thống
máy tính:
* Trường hợp tiếp nhận hồ sơ thủ công (hồ sơ giấy) thì nhập máy các thông tin trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá và các thông tin liên quan khác (nếu có). Trường hợp hồ sơ luồng xanh có thuế thì in “chứng từ ghi số thuế
phải thu” theo quy định.
* Trường hợp tiếp nhận khai hải quan bằng phương tiện điện tử (đĩa mềm, truyền qua mạng…) thì cập nhật dữ liệu vào hệ thống máy tính và các thông tin liên quan khác (nếu có);

Mức độ kiểm tra

– Sau khi nhập các thông tin vào máy tính, thông tin được tự động xử lý (theo chương trình hệ thống quản lý rủi ro) và đưa ra Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra. Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra gồm một số tiêu chí cụ thể theo mẫu, có 3 mức độ khác nhau (mức 1; 2; 3 tương ứng xanh, vàng, đỏ ).
+ Mức (1): miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá (luồng xanh);
+ Mức (2): kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hoá (luồng vàng);
+ Mức (3): kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hoá (luồng đỏ).
Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra thuộc mức (3) (luồng đỏ) có 3 mức độ

Kiểm tra thực tế (thực hiện theo quy định tại Thông tư 112/2005/TT-BTC)

như sau:
+ Mức (3).a : Kiểm tra toàn bộ lô hàng;
+ Mức (3).b: Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.
+ Mức (3).c: Kiểm tra thực tế tới 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.

Những trường hợp công chức đề xuất hình thức, mức độ kiểm tra:

+ Đối với những Chi cục Hải quan, nơi máy tính chưa đáp ứng được việc phân luồng tự động thì công chức tiếp nhận hồ sơ căn cứ các tiêu chí về phân loại doanh nghiệp (doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan, doanh
nghiệp nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan), chính sách mặt hàng, thông tin khác… đề xuất hình thức, mức độ kiểm tra và ghi vào ô tương ứng trên Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra
+ Đối với những trường hợp máy tính đã xác định được hình thức, mức độ kiểm tra trên Lệnh nhưng công chức hải quan nhận thấy việc xác định của máy tính là chưa chính xác do có những thông tin tại thời điểm làm thủ tục hệ thống máy tính chưa được tích hợp đầy đủ
– Kết thúc công việc tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ hồ sơ, đăng ký Tờ khai công chức bước 1 in Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan, ký tên và đóng dấu số hiệu công chức vào ô dành cho công chức bước 1 ghi trên Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và ô “cán bộ đăng ký” trên Tờ khai hải quan.
– Chuyển toàn bộ hồ sơ kèm Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra cho Lãnh đạo Chi cục để xem xét, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và ghi ý kiến chỉ đạo đối với các bước sau (nếu có);
– Lãnh đạo Chi cục quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan. Sau khi Lãnh đạo Chi cục quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan, hồ sơ được luân chuyển như sau:

* Đối với hồ sơ luồng xanh:

+ Lãnh đạo Chi cục chuyển trả cho công chức bước 1 để ký xác nhận, đóng dấu số hiệu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan (ô 26 trên Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, mẫu HQ2002XK hoặc ô 38 trên Tờ khai hàng hoá nhập khẩu, mẫu HQ2002NK);
+ Sau khi ký, đóng dấu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan, công chức bước 1 chuyển bộ hồ sơ cho bộ phận thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan.

* Đối với hồ sơ luồng vàng, luồng đỏ:

+ Lãnh đạo Chi cục chuyển hồ sơ cho công chức bước 2 để kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế.
– Kiểm tra chi tiết hồ sơ .
– Kiểm tra giá tính thuế, kiểm tra mã số, chế độ, chính sách thuế và tham vấn giá (nếu có) theo quy trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành;
– Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ thấy phù hợp, thì nhập thông tin chấp nhận vào máy tính và in “chứng từ ghi số thuế phải thu” theo quy định của Bộ Tài chính.
– Kết thúc công việc kiểm tra ở bước 2 nêu trên, Ghi kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ vào Lệnh hình thức mức độ kiểm tra (phần dành cho công chức bước 2) và ghi kết quả kiểm tra việc khai thuế vào tờ khai hải quan (ghi vào ô
“phần kiểm tra thuế”), ký tên và đóng dấu số hiệu công chức vào Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và vào Tờ khai hải quan. Trường hợp có nhiều công chức hải quan cùng kiểm tra chi tiết hồ sơ thì tất cả các công chức đã
kiểm tra phải ký xác nhận vào phần ghi kết quả kiểm tra trên Tờ khai hải quan và trên Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan theo hướng dẫn của Lãnh đạo Chi cục. Cụ thể như sau:

* Đối với hồ sơ luồng vàng có kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ phù hợp với khai báo của người khai hải quan thì:

+ Ký xác nhận, đóng dấu số hiệu công chức vào ô.  “Xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên Tờ khải hải quan (ô 26 trên Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, mẫu HQ2002XK hoặc ô 38 trên Tờ khai hàng hoá nhập khẩu, mẫu HQ2002NK). Trường hợp có nhiều công chức hải quan cùng kiểm tra thì công chức thực hiện kiểm tra cuối cùng hoặc công chức được Lãnh đạo Chi cục phân công, chỉ định ký xác nhận vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên Tờ khải hải quan;
+ Chuyển bộ hồ sơ cho bộ phận thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai
* Đối với hồ sơ luồng đỏ có kết quả kiểm tra chi tiết phù hợp với khai báo của người khai hải quan và/ hoặc có vấn đề cần lưu ý thì ghi vào Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và chuyển cho công chức bước 3 thực hiện.
* Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ (vàng và đỏ) phát hiện có sự sai lệch, chưa phù hợp, cần điều chỉnh, có nghi vấn, có vi phạm thì đề xuất biện pháp xử lý và chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Chi cục xem xét quyết định:
+ Quyết định thông quan hoặc tạm giải phóng hàng; và/hoặc
+ Kiểm tra lại hoặc thay đổi mức kiểm tra thực tế hàng hóa;và/ hoặc
+ Tham vấn giá;và/ hoặc
+ Trưng cầu giám định hàng hoá; và/hoặc
+ Lập Biên bản chứng nhận/Biên bản vi phạm hành chính về hải quan.

Kiểm tra thực tế hàng hóa

Bước này do công chức được phân công kiểm tra thực tế hàng hoá thực hiện. Việc kiểm tra thực tế hàng hoá được thực hiện bằng máy móc, thiết bị như máy soi, cân điện tử … hoặc kiểm tra thủ công. Việc ghi kết quả kiểm tra
thực tế hàng hoá phải đảm bảo rõ ràng, đủ thông tin cần thiết về hàng hoá để đảm bảo xác định chính xác mã số hàng hoá, giá, thuế hàng hoá.

Công việc bước này bao gồm:

Tiếp nhận văn bản đề nghị của doanh nghiệp

– Tiếp nhận văn bản đề nghị của doanh nghiệp về việc điều chỉnh khai báo của người khai hải quan trước khi kiểm tra thực tế hàng hoá, đề xuất trình lãnh đạo Chi cục xem xét, quyết định (nếu có).

 Tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá:

+ Kiểm tra tình trạng bao bì, niêm phong hàng hoá;
+ Kiểm tra thực tế hàng hoá theo hướng dẫn ghi tại Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra

Ghi kết quả kiểm tra thực tế vào Tờ khai

– Ghi kết quả kiểm tra thực tế vào Tờ khai hải quan; yêu cầu phải mô tả cụ thể cách thức kiểm tra, mặt hàng thuộc diện kiểm tra, đủ các thông tin cần thiết để xác định mã số phân loại hàng hoá, giá tính thuế và vấn đề liên quan.
Ký tên, đóng dấu số hiệu công chức vào ô “phần ghi kết quả kiểm tra của Hải quan” trên Tờ khai hải quan (tất cả các công chức cùng tiến hành kiểm tra thực tế phải ký tên, đóng dấu số hiệu công chức vào ô này).

Nhập kết quả kiểm tra thực tế vào hệ thống máy tính.

Xử lý kết quả kiểm tra:

+ Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá phù hợp với khai báo của người khai hải quan. Người khai ký xác nhận, đóng dấu số hiệu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan. Trường hợp, có nhiều công chức cùng tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá. Việc ký xác nhận vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan chỉ cần một công chức đại diện ký theo phân công, chỉ định của Lãnh đạo Chi cục.
+ Chuyển bộ hồ sơ cho bộ phận thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan.
Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá có sự sai lệch so với khai báo của người khai hải quan thì đề xuất biện pháp xử lý và chuyển hồ sơ cho Lãnh đạo Chi cục để xem xét quyết định:
+ Kiểm tra tính thuế lại và ra quyết định điều chỉnh số thuế phải thu;và/ hoặc
+ Lập Biên bản chứng nhận/Biên bản vi phạm;và/ hoặc
+ Quyết định thông quan hoặc tạm giải phóng hàng.

 

Liên kết seo:

news

Related Articles