CHUYỂN PHÁT NHANH QUỐC TẾ -
Search
Close this search box.

Tình hình đầu tư phát triển hạ tầng logistics ở Việt Nam

Tình hình đầu tư phát triển hạ tầng logistics ở Việt Nam. Đầu tư từ khu vực công và tư vào cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đạt 5,7% GDP trong những năm gần đây, cao nhất ở khu vực Đông Nam Á và cao thứ hai ở châu Á, chỉ sau Trung Quốc (6,8% GDP).
Việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng một mặt đáp ứng yêu cầu của các dự án đầu tư; mặt khác, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều việc làm hơn.
Hơn nữa. Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng ở Việt Nam cũng là động lực mạnh mẽ để phát triển giao thông.

Những quyết sách lớn

Trên cơ sở 05 quy hoạch chuyên ngành GTVT được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2030 cho 05 phương thức vận tải khoảng 2.100 – 2.200 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 86,05 tỷ USD1), chưa bao gồm chi phí bảo trì hạ tầng.
Trong đó, tổng nhu cầu vốn theo khả năng cân đối nguồn lực là 1.874 nghìn tỷ đồng. Trong đó.
– Nguồn vốn ngân sách nhà nước được xác định đầu tư khoảng 894 nghìn tỷ đồng (chiếm 48%)
– Nguồn vốn xã hội hóa, huy động ngoài ngân sách khoảng 980 nghìn tỷ đồng (chiếm 52%).
Lĩnh vực hàng hải, đường thủy nội địa có tỷ trọng huy động vốn ngoài ngân sách cao nhất. Theo tính toán, đến năm 2030, tỷ trọng huy động vốn ngoài ngân sách hàng hải khoảng 95%; đường thủy nội địa khoảng 82%.
Bên cạnh đó, hành lang pháp lý là Luật đối tác công tư (PPP) có hiệu lực từ ngày 29/3/2021, Nghị định số 35/2021/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật PPP và các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành kịp thời nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân và phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông.

Tham khảo: chuyển phát nhanh quốc tế

đầu tư phát triển hạ tầng logistics
đầu tư phát triển hạ tầng logistics

Hoàn thành một số dự án tiêu biểu

Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trong những năm qua đã có sự phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại. An toàn. Nhiều công trình đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Mạng lưới giao thông đã kết nối đến mọi vùng, miền trong cả nước và đạt được nhiều kết quả cụ thể.
Trong năm 2023: Đường bộ: hoàn thành đưa vào khai thác nhiều đoạn tuyến cao tốc Bắc – Nam đưa vào khai thác 4 dự án thành phần
Cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45
Cao tốc Nha Trang – Cam Lâm
Cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết
Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây) thuộc cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai

Vai trò tích cực

Kết cấu hạ tầng giao thông có bước tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng. Nhiều công trình giao thông quy mô lớn, hiện đại đã được đưa vào khai thác. Nó góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.
Kết cấu hạ tầng giao thông phát triển kéo theo hạ tầng phục vụ logistics cũng được thúc đẩy, đặc biệt là dịch vụ vận tải, kho bãi ngày càng đồng bộ, hiện đại hơn
Tính kết nối giữa các phương thức vận tải ngày càng được cải thiện góp phần giảm chi phí logistics, giảm chi phí vận tải. Nhìn chung, hạ tầng logistics ngày càng được cải thiện, đáp ứng cho hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu.

Triển khai Kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng logistics Đường bộ

Điểm nổi bật đối với lĩnh vực đường bộ năm 2023 là việc đưa vào khai thác một loạt dự án thành phần đoạn cao tốc Bắc – Nam phía Đông
Hiện toàn quốc có 1.822 km đường bộ cao tốc. (Từ đầu nhiệm kỳ đã hoàn thành 566 km/3 năm. Mức bằng 1/2 khối lượng đã triển khai trong gần 20 năm trước đây, khoảng 1.163 km)
Đang tiếp tục triển khai thi công khoảng 1.071 km; gấp rút hoàn thiện thủ tục để khởi công dự án quan trọng quốc gia: đường vành đai 4 Hà Nội, vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
Các tuyến cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, Biên Hòa – Vũng Tàu, Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng
Đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục đầu tư các tuyến cao tốc hướng tâm vào Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Định hướng đến 2050

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030. tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống đường bộ cao tốc được quy hoạch 41 tuyến, tổng chiều dài 9.014 km, hệ thống quốc lộ gồm 172 tuyến, tổng chiều dài 29.795 km.
Việc sớm đầu tư, nâng cấp đoạn tuyến quốc lộ/cao tốc theo quy hoạch là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
Giai đoạn 2021 – 2025, Bộ Giao thông Vận tải dự kiến nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông khoảng 462.000 tỷ đồng. Quốc hội, Chính phủ phân bổ cho Bộ Giao thông Vận tải là 304.105 tỷ đồng (66% nhu cầu).

Kế hoạch triển khai Quy hoạch đường bộ

Năm 2023, cả nước tiếp tục hoàn thành đưa vào khai thác nhiều dự án đường bộ cao tốc như: 07 dự án thành phần, với tổng chiều dài 411,6 km trong 2023, bao gồm:
+ Mai Sơn – Quốc lộ 45 (63,4 km)
+ Vĩnh Hải – Phan Thiết (100,8 km)
+ Phan Thiết – Dầu Giây (99 km)
+ Quốc lộ 45 – Nghi Sơn (43,2 km)
+ Nghi Sơn – Diễn Châu (50 km)
+ Nha Trang – Cam Lâm (49 km)
+ Cầu Mỹ Thuận 2 (6 km).

Đã vận hành và triển khai

Ngày 30/4/2023, một số dự án đưa vào khai thác gồm: 03 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 gồm
+ Mai Sơn – Quốc lộ 45 (63,37 km)
+ Vĩnh Hảo – Phan Thiết (100,8 km)
+ Phan Thiết – Dầu Giây (99 km).
Đồng thời, khởi công 05 dự án quan trọng quốc gia gồm:
+ Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột
+ Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
+ Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng
+ Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội
+ Dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
Trong thời gian tới, ngành GTVT sẽ tiếp tục triển khai đầu tư theo tiến độ quy hoạch đối với hệ thống đường cao tốc.

Theo các nghiên cứu của Đề án Thực hiện đầu tư dự án đường bộ cao tốc Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 cho thấy “…Việc đầu tư đưa vào khai thác đường cao tốc sẽ giúp tiết kiệm chi phí xã hội, đồng thời đóng góp vào tăng trưởng khoảng 0,7%-2,1% GRDP của các tỉnh có dự án đi qua khi so sánh với trường hợp không có dự án cao tốc đưa vào khai thác”.

Triển khai Kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng logistics Đường sắt

Quy mô hiện tại

Mạng lưới đường sắt quốc gia có tổng chiều dài 3.143 km và có 277 ga, trong đó 2.703 km đường chính tuyến, 612 km đường ga và đường nhánh. Bao gồm:
+ 07 tuyến chính: Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh, Gia Lâm – Hải Phòng, Hà Nội – Đồng Đăng, Yên Viên – Lào Cai, Đông Anh – Quán Triều, Kép – Lưu Xá, Kép – Hạ Long – Cái Lân
+ Một số tuyến nhánh như: Bắc Hồng – Văn Điển, Cầu Giát – Nghĩa Đàn, Đà
Lạt – Trại Mát, Diêu Trì – Quy Nhơn, Bình Thuận – Phan Thiết, Mai Pha – Na Dương,…

Về phân bố: mạng lưới đường sắt trải dài trên địa bàn của 34 tỉnh, thành phố, kết nối 04/6 vùng kinh tế của cả nước. Mật độ đường sắt đạt khoảng 9,5 km/1.000 km2. Hiện nay, có 02 tuyến kết nối với đường sắt Trung Quốc tại Đồng Đăng (tuyến Hà Nội – Đồng Đăng) và tại Lào Cai (tuyến Hà Nội – Lào Cai).

Tham khảo: Gửi hàng đi mỹ giá rẻ

Kế hoạch triển khai Quy hoạch đường sắt

(1) Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam (đến năm 2025, phấn đấu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án)
(2) Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư tuyến đường sắt TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ; các tuyến đường sắt kết nối với đầu mối vận tải có lưu lượng lớn (tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu, kết nối cảng biển quốc tế Cái Mép – Thị Vải; tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành kết nối sân bay quốc tế Long Thành; tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng kết nối với cảng biển quốc tế Lạch Huyện);
(3) Xây dựng mới đoạn tuyến đường sắt nối ray Ga Lào Cai với Ga Hà Khẩu Bắc, kết nối liên vận quốc tế với Trung Quốc và một số nước;
(4) Chuẩn bị đầu tư tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân. Tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long có vai trò quan trọng trong phát triển hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh

Điểm nổi bật đối với lĩnh vực đường sắt năm 2023 là việc Bộ Giao thông Vận tải đang trình Chính phủ, Bộ Chính trị cho ý kiến về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
Ngày 03/10/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 143/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.

Triển khai Kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng logistics Đường thủy nội địa

Điểm nổi bật

Điểm nổi bật của lĩnh vực đường thủy nội địa năm 2023 là:
– Hoàn thành và đưa vào khai thác cụm công trình kênh nối sông Đáy với sông Ninh Cơ thuộc Dự án Phát triển GTVT khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, nằm trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, góp phần giảm chi phí vận tải, logistics trên hành lang vận tải thủy số 2
– Phát triển các tuyến vận tải thủy nội địa theo hướng logistics xanh trên các hành lang vận tải thủy chính khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Hiện nay, theo số liệu của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam:
+ Khu vực phía Bắc đã cải tạo, nâng cấp được 7/17 tuyến với chiều dài tương ứng là 949,5/2.265,5 km, đạt hoảng 41%.
+ Miền Trung, đã cải tạo, nâng cấp được 1/10 tuyến với chiều dài tương ứng là 63,5 km/480,5 km, đạt 13%.
+ Khu vực phía Nam, đã cải tạo, nâng cấp được 9/18 tuyến với chiều dài tương ứng là 2.303,9 km/3.426,4 km, đạt 67%.
-Triển khai, hoàn thành đưa vào khai thác các dự án trọng điểm trong lĩnh vực ĐTNĐ, được kỳ vọng khơi thông “điểm nghẽn”, phát huy tối đa lợi thế của hệ thống đường thủy là phương thức vận tải giá rẻ, gom hàng cho cảng biển, hỗ trợ vận tải đường bộ. Bốn dự án quan trọng gồm: Dự án nâng cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn II; Dự án nâng cấp hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam
-Dự án nâng cấp tĩnh không cầu Đuống; Dự án nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ, đường sắt cắt qua
tuyến đường thủy nội địa quốc gia.

2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa và 39 cụm cảng hành khách, cụ thể:
* 54 cụm cảng hàng hóa, tổng công suất khoảng 361 triệu tấn
+ Miền Bắc có 25 cụm cảng, tổng công suất khoảng 199 triệu tấn;
+ Miền Trung có 08 cụm cảng, tổng công suất khoảng 09 triệu tấn;
+ Miền Nam có 21 cụm cảng, tổng công suất khoảng 153 triệu tấn.
* 39 cụm cảng hành khách chính với tổng công suất khoảng 53,4 triệu lượt khách
+ Miền Bắc có 10 cụm cảng, tổng công suất khoảng 10,9 triệu lượt khách;
+ Miền Trung có 14 cụm cảng, tổng công suất khoảng 2,5 triệu lượt khách;
+ Miền Nam có 15 cụm cảng, tổng công suất khoảng 40 triệu lượt khách.

Triển khai Kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng logistics Đường biển

Điểm nổi bật

Điểm nổi bật của lĩnh vực hàng hải năm 2023 là
+ chủ trương đầu tư Cảng Cần Giờ được xác định là cảng trung chuyển quốc tế để kêu gọi đầu tư, triển khai thực hiện trong giai đoạn sắp tới
+ phát triển mạnh hạ tầng cảng biển gồm việc thúc đẩy đầu tư khu bến Liên Chiểu, nạo vét nhiều luồng hàng hải quan trọng như: dự án luồng kênh Cái Tráp, luồng Rạch Giá, Hải Phòng (đoạn Lạch Huyện), luồng Hải Thịnh, Cửa Lò, luồng Đà Nẵng, Sa Kỳ, luồng Soài Rạp, Sài Gòn – Vũng Tàu, luồng hàng hải cho tàu biển trọng tải lớn sông Hậu.
Với 34 cảng biển với trên 100 km cầu cảng, hệ thống cảng biển đều được đầu tư xây dựng dọc theo hành lang Bắc – Nam, đội tàu biển Việt Nam gồm 1.015 tàu với tổng trọng tải 10,7 triệu tấn (đứng thứ 3 trong ASEAN và thứ 27 thế giới) và 839 phương tiện vận tải ven biển (VR – SB) đã đảm nhận được 100% lượng hàng hóa vận tải biển nội địa và trong tương lai vẫn tiếp tục phát triển, đủ năng lực tiếp nhận hàng hóa nhằm giảm tải cho đường bộ, thay thế một số phương thức vận tải khác, đặc biệt trên hành lang Bắc – Nam (hiện nay, thị phần vận tải đường bộ chiếm khoảng 50%, đường biển chiếm 49%, 1% còn lại do đường sắt và hàng không đảm nhận).

Mức đầu tư

Vốn đầu tư giai đoạn 2011 – 2020 đạt khoảng 202 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 20,6% tổng vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông; trong đó, nguồn vốn ngoài ngân sách huy động đầu tư cho lĩnh vực hàng hải chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 173,4 nghìn tỷ, xấp xỉ 86% tổng vốn đầu tư của lĩnh vực hàng hải.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hàng hải vẫn là ngành duy nhất trong 5 ngành GTVT có thị phần vận tải tăng, đạt 692,2 triệu tấn. Vượt mục tiêu của giai đoạn quy hoạch đến năm 2020 (gấp khoảng 8,4 lần năm 2000). Trong giai đoạn 2015 – 2022, tỷ lệ tăng trưởng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển đạt trên 10%.

Mục tiêu Quy hoạch

Mục tiêu đến năm 2030 phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại (36 cảng biển). Đáp ứng lượng hàng thông qua từ 1.322 – 1.589 triệu tấn. Chia làm 05 nhóm cảng biển:
– NHÓM 1 (gồm 5 cảng biển): Cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.
Đến năm 2030, hàng hóa thông qua nhóm cảng biển số 1 là từ 305 – 367 triệu tấn (hàng container từ 11 – 15 triệu TEU);
– NHÓM 2 (gồm 6 cảng biển): Cảng biển Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và cảng biển Thừa Thiên Huế. Đến năm 2030, hàng hóa thông qua nhóm cảng biển số 2 từ 172 – 255 triệu tấn (hàng container từ 0,6-1 triệu TEU);
– NHÓM 3 (gồm 8 cảng biển): Cảng biển Đà Nẵng (gồm khu vực huyện đảo Hoàng Sa), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa (gồm khu vực huyện đảo Trường Sa), Ninh Thuận và cảng biển Bình Thuận. Đến năm 2030, hàng hóa thông qua từ 138 – 181 triệu tấn (hàng container đạt từ 1,8 – 2,5 triệu TEU);
– NHÓM 4 (gồm 5 cảng biển): Cảng biển TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương và cảng biển Long An. Đến năm 2030, hàng hóa thông qua nhóm cảng biển số 4 từ 461-540 triệu tấn (hàng container từ 23-28 triệu TEU);.
– NHÓM 5 (gồm 12 cảng biển): Cảng biển Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu và cảng biển Kiên Giang. Đến năm 2030, hàng hóa thông qua nhóm cảng biển số 5 từ 64 – 80 triệu tấn (hàng container từ 0,6 – 0,8 triệu TEU);

Phát triển đội tàu vận tải biển của Việt Nam

Số liệu thống kê của Diễn đàn Thương mại và phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) cho thấy, đội tàu Việt Nam đã
tăng từ hạng 4 năm 2019 lên đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN và thứ 22 trên thế giới năm 2022 (năm 2019,
đội tàu Việt Nam đứng thứ 30).
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến tháng 12/2022, đội tàu biển Việt Nam có 1.477 tàu với tổng trọng tải
khoảng 11,6 triệu DWT, tổng dung tích khoảng 7 triệu GT. Trong đó, đội tàu vận tải là 1.009 tàu với tổng trọng
tải khoảng 10,7 triệu DWT, tổng dung tích khoảng 6,4 triệu GT.
Số lượng tàu hàng rời, tổng hợp có 709 tàu chiếm tỷ trọng 70,3%; chở dầu, hóa chất có 178 tàu, chiếm 17,6%; tàu chuyên dụng khí hóa lỏng có 21 tàu, chiếm 2,1%; tàu container có 43 tàu, chiếm 4,3%; tàu chở khách có 58 tàu, chiếm 5,7% đội tàu vận tải.
Lực lượng tàu biển Việt Nam hiện nay chủ yếu phù hợp với thị trường vận chuyển hàng hóa ven biển nội địa hoặc quốc tế ngắn trong khu vực, chưa thể cạnh tranh tại thị trường vận chuyển quốc tế, khi thế giới đang có xu hướng phát triển cỡ tàu lớn hơn để tối ưu hóa chi phí.

“Độ tuổi” đội tàu VN

Tuổi tàu trung bình của đội tàu biển Việt Nam là 16,5, tuổi của đội tàu thế giới:11
Loại tàu có độ tuổi trung bình trẻ nhất là tàu chở khách (7,9 tuổi).
Tàu có độ tuổi cao nhất là tàu khí hóa lỏng (22,7 tuổi).
Đối với tàu container, độ tuổi trung bình là 17,6 tuổi.
Tàu dầu, hóa chất là 17,7 tuổi.
Tàu chở hàng rời, tổng hợp khoảng 15,8 tuổi.

Trong năm 2022, tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam12 vận chuyển ước đạt 128,7 triệu tấn, giảm 13% so với năm 2021.

Tình hình phát triển đội tàu container:

Sản lượng hàng container của đội tàu biển Việt Nam đạt 2,76 triệu TEU, giảm 5% so với năm trước.
Đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam hiện vẫn đảm nhận được gần 100% lượng hàng vận tải nội địa bằng đường biển, trừ một số tàu chuyên dụng như LPG, xi măng rời.
Đối với lượng hàng hóa xuất nhập
khẩu, vận tải quốc tế do đội tàu biển Việt Nam đảm nhận cũng tăng 10% (khoảng 1,29 triệu tấn) so với năm 2021 và chủ yếu trên các tuyến như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á và một số tuyến châu Âu.
Việt Nam hiện có 11 hãng vận tải container nội địa với khoảng gần 40 tàu container, tổng cộng tải trọng cả đội tàu container Việt Nam khoảng 48.000 TEU. Trong thời gian tới, Việt Nam cần tập trung phát triển đội tàu để tăng tính cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực và thế giới trước sự cạnh tranh khốc liệt ngày càng gia tăng trong vận tải biển hiện nay.

 

 

news

Related Articles