Quyền hạn nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận Ớ địa vị nào, người giao nhận cũng phải chăm sóc chu đáo hàng hóa được uy thác, thực hiện đúng những chỉ dẫn của khách hàng về những vấn đề có liên quan đến vận tải hàng hóa.
Khái niệm
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận. Gọi là người giao nhận. (Fowarder, fowarding agent).
Người giao nhận theo luật Thương Mại Việt Nam hiện hành (Luật thương mại 1997) là thương nhân có giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ giao nhận.
Người làm dịch vụ giao nhận phải có kiến thức rộng về nghiệp vụ thương mại. Cả nội thương và ngoại thương. Về các tập quấn quốc tế. Luật quốc gia và quốc tế. Và về nhiều lĩnh vực khác có liên quan như vận tải hàng hải, hàng không, ngân hàng, bảo hiểm.
Trên thế giới người ta coi dịch vụ giao nhận hàng hóa là một nghề, một ngành công nghiệp (Fowarding Industry). Không nên tách rời hoạt động giao nhận ra khỏi hoạt động mua bán là đối tượng mà nó phải phục vụ sao cho có hiệu quả cao.
Cặn nhìn nhận nghề giao thực sự là một nghề kinh doanh dịch vụ, một thứ dịch vụ tổng hợp cần thiết cho hoạt động thương mại, nhất là cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Theo định nghĩa của FIATA
Theo định nghĩa của FIATA, liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế “người giao nhận vận tải quốc tế là người lo toan đự hàng hóa được chuyên chở theo hợp dồng uy thác mà bản thân anh ta không phải là người vận tải.
Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến giao hàng như bảo quản, lưu kho, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa…”
Trước đây, nguôi giao nhận thường chỉ làm đại lý (Agent) thực hiện một số công việc do các nhà xuất nhập khẩu uy thác như xếp dỡ, lưu kho hàng hoa, làm thủ tục giấy tờ, lo liệu vận tải nội địa, làm thủ tục thanh toán tiền hàng.. .
Ngày nay, do sự phất triển của thương mại quốc tế và các phương thức vận tải mà các dịch vụ giao nhận cũng được mở rộng hơn và vai trò của người giao nhận ngày cũng trở nên quan trọng hơn.
Người giao nhận không chỉ làm các thủ tục hải quan hoặc thuê tàu mà còn cung cấp các dịch vụ trọn gói – dịch vụ từ cửa tới cửa (door to door). Tham gia vào quá trình vận tải và phân phối hàng hóa. Góp phần hoàn thiện hệ thống phân phối vật chất, LOGISTICS, hay nghệ thuật quản lý sự vận động của nguyên vật liệu và thành phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ cuối cùng.
Các tên gọi Khác
Ở các nước khác nhau người giao nhận có tên gọi khác nhau như
Đại lý giao nhận
Đại lý gửi hàng
Đại lý hải quan”
Đại lý chuyên chở
Môi giới hải quan
Người thụ uy chuyên chở…
Dù kinh doanh với cái tên nào đi nữa thì người giao nhận cũng đều được coi là người bán dịch vụ và tất cả đều mang tên chung là ” Người giao nhận vận tải quốc tẽ” (Intemational Freight Fowarder).
Địa vị pháp lý của người giao nhận
Do thiếu luật lệ quốc tế về lĩnh vực giao nhận. Địa vị pháp lý của người giao nhận ở từng nước có khác nhau, tuy theo luật pháp của nước đó.
Ở những nước có luật tập tục (Common Law) – là luật không thành văn, thông dụng trong các nước thuộc khối liên hiệp Anh, hình thành trên cơ sở tập quấn phổ biến trong quan hệ dân sự từ nhiều thế kỷ – thì địa vị pháp lý dựa trên khái
niệm về đại lý. Người giao nhận lấy danh nghĩa của người uy thác (tức là người gửi hàng hay người nhận hàng) để giao dịch cho công việc của người ủy thác.
Còn ở những nước có luật dân sự (Civil Law) – là nơi luật qui định quyền hạn và việc bụi thường của mỗi cá nhân – thì địa vị pháp lý quyền lợi và nghĩa vụ của những người giao nhận giữa các nước khác nhau thì khác nhau.
Thông thường những người giao nhận ở những nước đó lấy danh nghĩa của mình giao dịch cho công việc của người uy thác, họ vừa là người uy thác vừa là đại lý.
Đối với người uy thác (người nhận hàng hay người gửi hàng) họ được coi là đại lý của người uy thác và đối vói người chuyên chở thì họ lại là người ủy thác.
Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận
Từ những cở sở pháp lý nói trên, có thể phân biệt quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhẹm của người giao nhận khi đóng vai trò đại lý và khi đóng vai trò người uy thác. Ớ địa vị nào, người giao nhận cũng phải chăm sóc chu đáo hàng hóa được uy thác, thực hiện đúng những chỉ dẫn của khách hàng về những vấn đề có liên quan đến vận tải hàng hóa.
Nhưng khi là đại lý, người giao nhận chịu trách nhiệm do lỗi lầm, sai sót của bản thân mình và những người dưới quyền (cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp). Lỗi lầm sai sót đó có thể là: giao hàng sai chỉ dẫn, gửi sai địa chỉ, lập chứng từ nhầm lẫn, làm sai thủ tục hải quan, quên thông báo khiến hàng phải lưu kho tốn kém v.v…
Người giao nhận không chịu trách nhiệm về tổn thất do lỗi lầm, sai sót của bên thứ ba (nguôi chuyên chở, người ký hợp đụng phụ, nhận lại dịch vụ v.v…) miễn là người giao nhận đã biểu hiện sự cần mẫn thích đáng trong việc lựa chọn bên thứ ba đó.
Khi người giao nhận đóng vai trò là người uy thác thì ngoài những trách nhiệm của đại lý nói trên, người giao nhận còn chịu trách nhiệm cả về những hành vi và sơ suất của bên thứ ba mà người giao nhận sử dụng để thực hiện hợp đụng. Ở trường hợp này nguôi giao nhận thường thương lượng với khách hàng giá dịch vụ (giá khoán, giá cả gói), chứ không phải chỉ nhận hoa hổng như đại lý.
Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận (tiếp theo)
Người giao nhận đóng thường đóng vai trò người uy thác khi thu gom hàng lẻ gửi đi, khi kinh doanh vận tải đa phương thức, khi đảm nhận vận chuyển hàng hóa hay nhận bảo quản hàng hóa trong kho của mình.
Trong việc hình thành những điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn, người giao nhận được hưởng một số miịn trừ trách nhiệm mà lẽ ra họ phải chịu.
Trong luật tập tục, người giao nhận khi hoạt động như người chuyên chở (chẳng hạn khi người giao nhận tự làm vận tải bộ) là một người chuyên chở “công cộng”, người giao nhận phải chịu trách nhiệm về tổn thất hàng hóa trừ trường hợp tổn thất nội tì của hàng hóa, do thiên tai hay những nhân tố khác được miịn trừ trách nhiệm theo luật tập tục.
Trong thực tế, người giao nhận không phải là người chuyên chở “công cộng”, hơn nữa, việc những người giao nhận kiên quyết giành quyển chấp nhận hay từ chối chuyên chở các lô hàng (không phải luôn đứng ra chấp nhận bất cứ hàng hóa nào được yêu cầu chuyên chở) giúp người giao nhận vững vàng lập trường của mình là người giao nhận thực hiện bình thường chức năng với khả năng của người vận tải riêng chứ không phải là người vận tải công cộng.
Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận Theo Luật TM VN
Điều 235 Luật Thương Mại Việt Nam 2005 qui định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, nghĩa vụ sau đây:
– Được hưỏng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác.
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác vói chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.
– Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn.
– Trường hợp không có thoa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ vói khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thòi hạn hợp lý.
– Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa phải tuân thủ các qui định của pháp luật và tập quán vận tải.
Trường hợp miễn trừ
Theo Luật Thương Mại Việt Nam 2005 thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng phất sinh trong các trường hợp:
– Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy quyền.
– Đã làm đúng theo chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uy quyền.
– Do khuyết tật của hàng hóa
– Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miên trách nhiệm theo qui định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tể chức vận tải.
– Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận.
Trường hợp miễn trừ (tiếp theo)
– Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toa án trong thòi hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.
– Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ logistics sai địa điểm không phải do lỗi của mình.
– Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không được miễn trách nhiệm, nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao ữả hàng chậm là do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra.
Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng cấc công ước quốc tế hoặc các qui tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành.
Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế.
Như đã nói ở trên, ngày nay do sự phát triển cảu vận tải container, vận tải đa phương thức, nguôi giao nhận không chỉ làm đại lý, người nhận uy thác mà còn cung cấp dịch vụ vận tải và đóng vai trò như một bên chính-người chuyên chở.
Người giao nhận dã làm chức năng và công việc của nhẩng người sau đây:
Môi giới hải quan
Thuở ban đầu, người giao nhận chỉ hoạt động ở trong nước. Nhiệm vụ của người giao nhận lúc bấy giờ là làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.
Sau đó anh ta mở rộng hoạt động phục vụ cả hàng xuất khẩu và dành chỗ chở hàng trong vận tải quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu theo sự uy thác của người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tuy thuộc vào quy định của hợp đồng mua bán. Trên cơ sở được nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặtt người xuất khẩu, nhập khẩu để khai báo, làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan.
Đại lý
Trước đây người giao nhận không đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở. Anh ta chỉ hoạt động như một cầu nối giẩa người gửi hàng và người chuyên chở như là một đại lý cua người chuyên chở hoặc của người gửi hàng.
Nguời giao nhận nhận uỷ thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên chở để thực hiện các công việc khấc nhau như nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho… trên cơ sờ hợp đồng uỷ thác.
Người giao nhận khi là đại lý:
– Nhận uy thác từ một người chủ hàng để lo những công việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, làm việc để bảo vệ lợi ích của chủ hàng, làm trung gian giẩa người gửi hàng vói người vận tải, người vận tải với người nhận hàng,
người bán vói nguôi mua.
– Hưởng hoa hồng và không chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hóa, chỉ chịu trách nhiệm về hành vi của mình chứ không chịu trách nhiệm về hành vi của người làm thuê cho mình hoặc cho chủ hàng.
Lo liệu chuyển tải và tiếp gửi hàng hóa (Transhipment and oncarriage)
Khi hàng hóa phải chuyển tải hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, người giao nhận sẽ lo liệu thủ tục quá cảnh hoặc tổ chức chuyển tải hàng hóa tằ phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác hoặc giao đến tay người nhận.
Lưu kho hàng hóa
Trong trường hợp phải lưu kho hàng hóa trước khi xuất khẩu hoặc sau khi nhập khẩu, người giao nhận sẽ lo liệu việc đó bằng phương tiện của mình hoặc thuê người khác hoặc phân phối hàng hóa nếu cần.
Người gom hàng (Cargo consolidatìon)
Ở châu Âu, người giao nhận tằ lâu đã cung cấp dịch vụ gom hàng để phục vụ cho vận tải đường sắt. Đặc biệt trong vận tải hàng hóa bằng container dịch vụ gom hàng là không thể thiếu được nhằm biến hàng lẻ (LCL) thành hàng nguyên công (FCL) để tận dụng sức chở của container và giảm cước vận tải.
Khi là người gom hàng người giao nhận có thể đóng vai trò là người chuyên chở hoặc chỉ là đại lý.
Người chuyên chở (Carrier)
Ngày nay trong nhiều trường hợp người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở, tức là người giao nhận nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa tằ một nơi này đến một nơi khác.
Người giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở nếu anh ta ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở. Nếu anh ta trực tiếp chuyên chở thì anh ta là người chuyên chở thực tế. Dù là người chuyên chở gì thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hàng hóa. Trong trường hợp này, người giao nhận phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt hành trình không những về hành vi lỗi lầm của mình mà cả những người mà anh ta sử dụng và có thể phát hành cả vận đơn.
Người kỉnh doanh vận tải đa phương thức(MTO)
Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hoặc còn gọi là vận tải tệ “cửa đến cửa” thì người giao nhận đã đóng vai trò là người kinh doanh vận tải đa phương thức. MTO cũng là người chuyên chở và phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa.
Người giao nhận được coi là “kiến trúc sư vận tải” vì người giao nhận có khả năng tổ chức qua trình vận tải một cách tốt nhất, an toàn nhất và tiết kiệm nhất.
Tóm Lại
Trên đây là những khái niệm về giao nhận và người giao nhận nói chung. Giao nhận là một lĩnh vực rộng và các loại hình giao nhận cũng rất phong phú, đa dạng tương ứng vói các phương thức vận tải khác nhau. Trong các phương thức vận tải tham gia chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu, vận tải biển tệ trước đến nay luôn là phương thức vận tải chiếm ưu thế.
Vận tải biển đảm nhận gần 82 % khối lượng vận tải hàng hóa ngoại thương trên thế giới và khối lượng vận chuyển ngày càng gia tăng.
Trong vận tải đa phương thức vận tải biển cũng là khâu chủ chốt và phát huy cao nhất tính ưu việt của vận tải hàng hóa bằng container. Chính vì vậy, giao nhận hàng hóa bằng đường biển có vai trò quan trọng trong giao lưu buôn bán quốc tế.
>>>> Xem thêm
Thông tin liên hệ Gửi hàng đi Nhật
Chuyển phát Nhanh Quốc tế Giá rẻ Á Châu Express
104/2 Ba Vân, Phường 14, Q. Tân Bình, Tp HCM
132/17 Dương Văn Dương, Tân Quý, Q. Tân Phú, Tp. HCM
S5.02 Khu đô Thị Vinhome, Thành phố Thủ Đức, Tp HCM
Liên hệ: 0909.135.108 – 033.267.9495 – 090.3939.609
Liên kết seo: Mua Máy đếm tiền tại Bình Định