CHUYỂN PHÁT NHANH QUỐC TẾ -
Search
Close this search box.

Giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong logistics ở Việt Nam

Giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong logistics ở Việt Nam ứng dụng công nghệ và triển khai các giải pháp chuyển đổi số phù hợp. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh, tạo ra giá trị mới, cơ hội mới và nguồn doanh thu mới.

Giải pháp vĩ mô <<Giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong logistics ở Việt Nam>>

Chính phủ luôn có vai trò bệ đỡ rất quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số. Nghiên cứu của Cisco cho thấy, các chương trình của Chính phủ có tác động rõ rệt đến quá trình số hóa của các doanh nghiệp Việt Nam.

Phần lớn các doanh nghiệp (64%) nhận biết được các sáng kiến hỗ trợ của Chính phủ. Và được hưởng lợi từ các chính sách đó và 30% còn lại biết đến nhưng chưa tham gia. Do đó, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số cho ngành logistics. Chính phủ cũng cần có các giải pháp phù hợp từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước.

Quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu máy móc thiết bị
Quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu máy móc thiết bị

Tám giải pháp vĩ mô quan trọng đề xuất:

Giải pháp vĩ mô Thứ nhất

Thứ nhất, cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số quốc gia cho ngành logistics: Chiến lược chuyển đổi số quốc gia cho ngành logistics nên được xây dựng dài hạn và phù hợp dựa trên chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025 – 2035, tầm nhìn đến 2045

Theo Quyết định số 200/QĐ. TTg ngày 14/02/2017 và 221/QĐ. TTg 22/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Để xây dựng được chiến lược chuyển đổi số phù hợp cho ngành logistics cần:
1) Xác định rõ thực trạng và xu hướng của ngành logistics ở Việt Nam và trên Thế giới
2) Xác định tầm nhìn chuyển đổi số dài hạn cho ngành logistics của Việt Nam;
3) Xác định mục tiêu cụ thể và khả thi trong từng giai đoạn.

Giải pháp vĩ mô Thứ hai <<Giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong logistics ở Việt Nam>>

Ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ứng dụng các giải pháp công nghệ mới trong ngành logistics:

+ Chính phủ cần ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc triển khai và ứng dụng các giải pháp công nghệ mới trong lĩnh vực logistics

+ Hỗ trợ doanh nghiệp các chính sách về thuế, tài chính, đào tạo và hợp tác.

+ Các chính sách cần được thiết kế để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các giải pháp công nghệ logistics mới trong hành trình chuyển đổi số quốc gia, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp trên con đường phát triển đổi mới sáng tạo.

+ Các giải pháp công nghệ mới sẽ thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành logistics.

Giải pháp vĩ mô Thứ ba <<Giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong logistics ở Việt Nam>>

Hoàn thiện khung pháp lý: Để giải tỏa tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số và triển khai, ứng dụng các giải pháp công nghệ mới trong ngành logistics

+ Khuyến nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về dịch vụ logistics và chuyển đổi số, nhất là thương mại điện tử, vấn đề bảo mật, hợp tác phòng, chống phá hoại, vấn đề quản trị kỹ thuật số

+ Tích hợp các chức năng về giám sát mạng lưới, bảo đảm an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế, xây dựng

+ Nghiên cứu sửa đổi, ban hành mới các chính sách, pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới trong thương mại điện tử.

Giải pháp vĩ mô Thứ tư

Đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông và CNTT. Chính phủ cần đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông và CNTT như: mạng lưới Internet, mạng lưới viễn thông, và trung tâm dữ liệu.

+ Hạ tầng viễn thông và CNTT là nền tảng cho việc ứng dụng các công nghệ mới và chuyển đổi số trong logistics.

+ Chính phủ cần có các chương trình hành động để chú trọng đầu tư vào hạ tầng số, đáp ứng nhu cầu bùng nổ về kết nối và xử lý dữ liệu

+ Huy động các tập đoàn CNTT xây dựng, chuyển giao các phần mềm logistics cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam với giá ưu đãi để tạo cơ hội sử dụng và tham gia vào các hoạt động chuyển đổi số một cách đồng đều.

Giải pháp vĩ mô Thứ năm

Thúc đẩy nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics

+ Việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp dịch vụ logistics hiểu rõ hơn về chuyển đổi số và có động lực để thực hiện chuyển đổi số

+ Chính phủ, các tổ chức và hiệp hội cần đẩy mạnh các hoạt động nhằm thúc đẩy nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics.

+ Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cần đẩy mạnh hoạt động để có được nhiều diễn đàn, hội thảo chất lượng về chủ đề chuyển đổi số nhằm giúp các doanh nghiệp dịch vụ logistics có thể kết nối, học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu công nghệ và cập nhật xu hướng mới.

Giải pháp vĩ mô Thứ sáu

Thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với các doanh nghiệp CNTT:

+ Chính phủ cần thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với các doanh nghiệp CNTT để phát triển các giải pháp logistics thông minh.

+ Hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài ngành sẽ giúp tận dụng được nguồn lực và kinh nghiệm của nhau, từ đó thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành logistics.

Giải pháp vĩ mô Thứ bảy

Hỗ trợ nguồn vốn cho hoạt động chuyển đổi số trong ngành logistics:

+ Với đặc thù ngành logistics gồm đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để có thể thúc đẩy chuyển đổi số cho toàn ngành

+ Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi về thuế, thuê đất, lãi vay để hỗ trợ các doanh nghiệp dịch vụ logistics có điều kiện đầu tư vào mạng lưới kho bãi, hệ thống phân loại hàng hóa, thiết bị tự động hóa với năng suất cao,

+ Có chính sách khuyến khích chuyển đổi số, hỗ trợ về vốn vay và lãi vay ưu đãi cho các công ty khởi nghiệp (startup) về giải pháp công nghệ số, nhằm giúp các doanh nghiệp dịch vụ logistics có thể mua hoặc thuê giải pháp từ các doanh nghiệp cung cấp phần mềm khi chưa có đủ khả năng tài chính.

Giải pháp vĩ mô Thứ tám <<Giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong logistics ở Việt Nam>>

Chuyển đổi số trong các cơ quan quản lý nhà nước

+ Đặc thù của ngành logistics liên quan đến nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau và các doanh nghiệp trong ngành logistics cần có sự tương tác với nhiều sở ban ngành.

+ Trên cơ sở  để thực sự thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của toàn ngành, cần có sự chuyển đổi số của cả các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực logistics như ngành hải quan, ngành giao thông vận tải, ngành kế hoạch đầu tư, ngành công thương theo hướng chuyển đổi số liên ngành

+ Tăng cường liên kết chuyển đổi số giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp, giữa hội, hiệp hội ngành nghề CNTT và hiệp hội logistics để tạo hiệu quả đồng bộ trong nỗ lực chuyển đổi số toàn ngành logistics Việt Nam.
Việc Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi số trong ngành logistics sẽ giúp doanh nghiệp dịch vụ logistics tiếp cận với các công nghệ mới, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường, và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Giải pháp vi mô

Ở góc độ doanh nghiệp, các giải pháp cần hướng đến tháo gỡ các rào cản mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình chuyển đổi số.

Giải pháp vi mô Thứ nhất

Thứ nhất, doanh nghiệp dịch vụ logistics cần xây dựng được tầm nhìn chuyển đổi số, mục tiêu chuyển đổi số và chiến lược chuyển đổi số cho chính doanh nghiệp mình: Việc xây dựng tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược chuyển đổi số cho doanh nghiệp là một công việc quan trọng và cần được thực hiện một cách bài bản và khoa học

Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược chuyển đổi số được xây dựng một cách hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp triển khai quá trình chuyển đổi số thành công, đạt được những lợi ích thiết thực, đồng thời giúp giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong hành trình chuyển đổi số.
Để hiểu rõ hơn cũng như nắm được các lưu ý quan trọng khi tiến hành xây dựng tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược chuyển đổi số

Giải pháp vi mô Thứ hai

Doanh nghiệp cần xác định rõ các yếu tố quyết định thành công của quá trình chuyển đổi số với đặc thù của chính doanh nghiệp mình: Tùy vào từng doanh nghiệp mà các yếu tố chính có thể là ý chí lãnh đạo, năng lực nhân sự, hệ thống quy trình, nguồn vốn hay nền tảng công nghệ.
Việc xác định đúng các yếu tố này đặc biệt quan trọng để doanh nghiệp có thể lựa chọn hướng đi phù hợp với mình nhất.

Giải pháp vi mô Thứ ba

Việc lựa chọn mô hình chuyển đổi số cần được nghiên cứu tỉ mỉ và kỹ lưỡng: Doanh nghiệp nên liên kết chặt chẽ trong nội bộ ngành logistics, cũng như tìm kiếm tư vấn từ các đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển đổi số để giúp doanh nghiệp xác định được hướng đi phù hợp. Nếu tìm ra được mô hình phù hợp, nắm bắt được công nghệ mới, doanh nghiệp dịch vụ logistics hoàn toàn có thể nhanh chóng bắt nhịp được với xu thế của thị trường. Các doanh nghiệp nên đặc biệt chú trọng cải thiện năng lực tài chính thông qua việc hợp tác, sáp nhập với các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính tốt hoặc tìm kiếm các nhà đầu tư mạnh để có nguồn lực tài chính ổn định cho phát triển công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Giải pháp vi mô Thứ tư <<Giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong logistics ở Việt Nam>>

Doanh nghiệp cần đảm bảo quá trình chuyển đổi số cần được tiến hành vững chắc, theo lộ trình phù hợp với khả năng cụ thể của từng doanh nghiệp dựa trên các mục tiêu cụ thể theo hướng chia nhỏ mục tiêu chung thành các mục tiêu cụ thể để tạo động lực cho toàn doanh nghiệp: Hướng tiếp cận hợp lý là doanh nghiệp có thể bắt đầu chuyển đổi số bằng cách triển khai các phần mềm phục vụ các mảng hoạt động của mình.
Doanh nghiệp cũng nên xác định rõ mục tiêu ứng dụng phần mềm nên hướng đến việc gia tăng trải nghiệm khách hàng, đảm bảo việc truy xuất thông tin chính xác, theo thời gian thực; đồng thời với đó là mục tiêu phục vụ hoạt động quản trị nội bộ.

Giải pháp vi mô Thứ Năm

Mục tiêu về tối ưu nguồn lực, nâng cao năng suất cũng cần được đặt ra nhưng nên ở giai đoạn sau, khi đã đáp ứng được các mục tiêu về trải nghiệm khách hàng và quản trị nội bộ. Trong từng giai đoạn phải lập kế hoạch bài bản, cẩn trọng trong lựa chọn quy trình, tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp về uy tín, chất lượng, khả năng tài chính để tạo ra một hệ thống số liên hoàn, cùng chung chuẩn mực, có tính liên kết cao và dễ dàng truy xuất số liệu.

Giải pháp vi mô Thứ sáu

Mặc dù đích đến cuối cùng của hầu hết các doanh nghiệp là phần mềm quản trị tổng thể (ERP), việc ứng dụng ERP sẽ là thách thức rất lớn với doanh nghiệp dịch vụ logistics. vì vậy, các doanh nghiệp có thể bắt đầu với việc áp dụng một số phần mềm như:
+ các phần mềm nghiệp vụ như phần mềm quản lý kho, phần mềm quản lý vận tải
+ phần mềm quản lý đơn hàng
+ các phần mềm phục vụ quản trị như phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm tài chính kế toán, phần mềm giao việc và quản lý thông tin nội bộ.

Với xu thế hiện tại của thị trường, các phần mềm cần đảm bảo khả năng tích hợp với nhau và với các phần mềm khác của khách hàng, đối tác.

Đề xuất mô hình quy trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp dịch vụ logistics

Việc tìm hiểu và xác định mô hình quy trình chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics không phải là nhiệm vụ dễ dàng với nhiều doanh nghiệp. Các khó khăn bao gồm sự phức tạp của quy trình chuyển đổi số, sự đa dạng của các doanh nghiệp dịch vụ logistics, sự thay đổi liên tục của công nghệ, khả năng tài chính hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này, và sự yêu cầu về nhân lực chuyên môn. Điều này đặt ra một thách thức đối với các doanh nghiệp dịch vụ logistics.
Nhằm giúp các doanh nghiệp dịch vụ logistics hiểu rõ hơn về lộ trình chuyển đổi số của mình một cách có hệ thống
Đề xuất một mô hình quy trình chuyển đổi số dành cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics Mô hình quy trình chuyển đổi số này giúp hỗ trợ các doanh nghiệp dịch vụ logistics trong việc phân tích, xác định và thực hiện chuyển đổi số một cách có logic và hiệu quả, đồng thời giúp giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình này.

Các bước trong mô hình đề suất

Với sự phân chia rõ ràng thành 7 bước quan trọng, mô hình quy trình chuyển đổi số này sẽ giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics hiểu rõ và triển khai một cách có hệ thống quá trình chuyển đổi số. Từ việc xác định tầm nhìn và mục tiêu, lựa chọn công nghệ phù hợp, đến giai đoạn triển khai và sử dụng dữ liệu, mô hình này giúp tạo nên một lộ trình logic và hiệu quả.
Điều này không chỉ giúp tăng khả năng thành công của quá trình chuyển đổi số mà còn giúp tối ưu hóa hoạt động và cải thiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dịch vụ logistics.

Bước 1

Tầm nhìn chuyển đổi số: Lãnh đạo của doanh nghiệp dịch vụ logistics cần phải có tầm nhìn chuyển đổi số. Đây là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của quá trình chuyển đổi số.
Tầm nhìn chuyển đổi số phải được phát triển dựa trên tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi chung của doanh nghiệp. Một tầm nhìn chuyển đổi số đúng đắn sẽ bao gồm các yếu tố:
(1) Có tính chiến lược
(2) Có tính thực tế
(3) Có tính linh hoạt.
Lãnh đạo của doanh nghiệp cần dành thời gian và nỗ lực để phát triển một tầm nhìn chuyển đổi số đúng đắn. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo được thêm giá trị, tăng lợi thế cạnh tranh và thành công trong thời đại công nghiệp 4.0.

Bước 2

Mục tiêu chuyển đổi số: Mục tiêu chuyển đổi số nên là những mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, phù hợp và có thời hạn. Mục tiêu chuyển đổi số phải được liên kết với tầm nhìn chuyển đổi số của doanh nghiệp và được thiết kế để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình. Mục tiêu chuyển đổi số nên được xác định bởi lãnh đạo doanh nghiệp và được truyền đạt đến tất cả nhân viên.
Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng, tất cả nhân viên đều hiểu những gì cần đạt được và cam kết thực hiện những thay đổi cần thiết.

Bước 3

Chiến lược chuyển đổi số: Chiến lược chuyển đổi số là một kế hoạch tổng thể xác định cách thức một doanh nghiệp sẽ sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình. Chiến lược chuyển đổi số nên bao gồm các yếu tố sau: Tầm nhìn chuyển đổi số, Mục tiêu chuyển đổi số, Lộ trình chuyển đổi số và Giá trị chuyển đổi số.
Việc phát triển một chiến lược chuyển 21 Mô hình này được phát triển dựa trên Mô hình DMM của TMForum và Mô hình các giai đoạn trong lộ trình phát triển công nghiệp 4.0 của FIR e. V. tại Đại học RWTH Aachen của Đức.
chuyển đổi số là một bước quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp dịch vụ logistics. Chiến lược chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu và lộ trình chuyển đổi số của mình, và sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng, các công nghệ kỹ thuật số được sử dụng một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Bước 4

Công nghệ: Việc lựa chọn ứng dụng công nghệ số cần được xem xét một cách cẩn thận để đảm bảo rằng, công nghệ đó phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp. Một số yếu tố cần xem xét khi lựa chọn công nghệ số: Tầm nhìn và mục tiêu chuyển đổi số của doanh nghiệp, Nhu cầu và thách thức cụ thể của doanh nghiệp, Khả năng của doanh nghiệp, Mức độ phổ biến và hỗ trợ của công nghệ, Chi phí của công nghệ và Sự phù hợp với các quy định.

Bước 5

Quy trình/Vận hành: Giai đoạn vận hành là một giai đoạn quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần tập trung vào việc triển khai và sử dụng các công nghệ kỹ thuật số đã được lựa chọn. Một số việc mà doanh nghiệp cần làm ở giai đoạn vận hành: Tạo ra một kế hoạch triển khai chi tiết, Tạo ra các quy trình và hướng dẫn, Tiến hành đào tạo và hỗ trợ nhân viên, Tiến hành thử nghiệm trước khi triển khai, Theo dõi và đánh giá hiệu quả, Chuẩn bị cho những thay đổi.

Bước 6

Con người/Văn hóa: Yếu tố con người và văn hóa của doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Con người là những người thực hiện các công việc và sử dụng các công nghệ kỹ thuật số, và văn hóa của doanh nghiệp định hình cách thức mà con người làm việc và tương tác với nhau. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng, con người và văn hóa của doanh nghiệp sẵn sàng cho những thay đổi.
Doanh nghiệp cần tập trung vào việc phát triển các kỹ năng số cho nhân viên, xây dựng một văn hóa đổi mới sáng tạo, và tạo ra một môi trường làm việc hỗ trợ sự thay đổi.

Bước 7

Dữ liệu: Dữ liệu là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Trong quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp cần tập trung vào việc thu thập, lưu trữ, phân tích và sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả. Dữ liệu có thể được sử dụng để cải thiện hiệu quả hoạt động, đổi mới sản phẩm và dịch vụ, và tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
Ở giai đoạn này, khả năng sử dụng dữ liệu một cách đạo đức và hiệu quả là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp để tối đa hóa giá trị kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có khả năng thu thập, lưu trữ, phân tích và sử dụng dữ liệu một cách đạo đức và tuân thủ theo quy định.

Lưu ý

Lưu ý rằng, trong suốt quá trình triển khai chuyển đổi số, đặc biệt trong giai đoạn thực thi chiến lược, doanh nghiệp dịch vụ logistics cần phải kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh thường xuyên để đảm bảo rằng, việc triển khai vẫn phù hợp với tình hình thực tế và đạt được các mục tiêu chuyển đổi số đã đề ra.
Chuyển đổi số trong logistics là một quá trình phức tạp, lâu dài và đầy thách thức. Tuy nhiên, đây là xu hướng tất yếu mà các doanh nghiệp dịch vụ logistics cần theo kịp để có thể cạnh tranh và tồn tại trong thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt.
Để thành công trong chuyển đổi số, các doanh nghiệp dịch vụ logistics cần có nhận thức rõ ràng về xu hướng này, đồng thời liên tục đổi mới, ứng dụng công nghệ và triển khai các giải pháp chuyển đổi số phù hợp. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh, tạo ra giá trị mới, cơ hội mới và nguồn doanh thu mới.

 

 

>>>> Xem thêm

Thông tin liên hệ Gửi hàng đi Úc giá rẻ tại Vĩnh Cữu

Chuyển phát Nhanh Quốc tế Giá rẻ Á Châu Express
104/2 Ba Vân, Phường 14, Q. Tân Bình, Tp HCM
132/17 Dương Văn Dương, Tân Quý, Q. Tân Phú, Tp. HCM
S5.02 Khu đô Thị Vinhome, Thành phố Thủ Đức, Tp HCM
Liên hệ: 0909.135.108 – 033.267.9495 – 090.3939.609

Quý khách hoàn toàn yên tâm và tin tưởng khi đến với dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, Gửi hàng đi nước ngoài của Á Châu.

 

Share this:
news

Related Articles