Logistics thế giới và Chỉ số LPI năm 2023 là những thông tin đánh giá tình hình hoạt động Logistics. Đây là những thước đo quan trọng của hoạt động kinh tế quốc gia
Thị trường logistics thế giới
Năm 2023, do tăng trưởng và các động lực chính của nền kinh tế toàn cầu phục hồi chậm. Thị trường logistics toàn cầu cũng chưa cho thấy nhiều sự cải thiện so với năm 2022.
Theo Precedence Reseach, quy mô thị trường logistics toàn cầu năm 2023 đạt gần 9 nghìn tỷ USD. Dự kiến sẽ tăng
lên 18,23 nghìn tỷ USD năm 2030
Khu vực thị trường ảnh hưởng logistics
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực thị trường có quy mô lớn nhất và phát triển năng động nhất. Với quy mô mạng lưới thương mại và hoạt động giao thương sôi động ở khu vực này. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) khoảng 11%.
Các quốc gia trong top 10 thị trường logistics mới nổi. (theo bảng xếp hạng của Agility, 2023). Với quy mô thị trường logistics lớn như Trung Quốc, Ấn Độ đều thuộc khu vực này.
Khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu
Khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu. Mặc dù các động lực về nhu cầu còn yếu. Chưa thực sự phục hồi sau đại dịch Covid-19. Khu vực này, vẫn giữ mức độ tăng trưởng ổn định tầm 10%/năm. Với những ưu thế về chất lượng hạ tầng và mức độ kết nối tốt giữa các phương thức vận tải.
Theo phương thức vận tải
Phương thức vận tải hàng không
Thị trường vận tải hàng không từ đầu năm đến nay giảm. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu giảm -4,1% so với cùng kỳ năm ngoái (dự báo của IATA), là kết quả của mức tồn kho cao kéo dài, và mức giá tương đối giữa vận chuyển hàng không và hàng hải có sự thay đổi dẫn đến sự chuyển hướng trong nhu cầu về phương thức vận tải.
Phương thức vận tải đường hàng hải
Quy mô hàng hóa vận tải đường hàng hải, theo tính toán của Drewry, giảm so với năm 2022, dù giá cước vận tải biển giảm sau đợt “sốt” năm 2021 – 2022. Thị trường dịch vụ logistics và kho bãi vẫn là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhu cầu cao. Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 4,1% (theo IT Contract Logistics Report. 2023) với quy mô thị trường khoảng gần 300 tỷ EUR năm 2023. Với các động lực thị trường chính ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Các dự báo của Precedence, Drewry đều nhận định từ nay đến cuối năm 2023, và sang năm 2024, một trong những nhân tố chính là động lực tăng trưởng của thị trường logistics toàn cầu tiếp tục là sự phát triển của thương mại điện tử, cũng như những cải thiện về hạ tầng và khả năng kết nối tốc độ cao. Các động lực và xu hướng khác của thị trường bao gồm: xu hướng chuyển đổi số và tự động hóa, sự gia tăng của nhu cầu vận tải thủy và thị trường logistics hợp đồng.
Chỉ số LPI 2023 (Logistics thế giới và Chỉ số LPI năm 2023)
Tháng 4/2023, sau 4 năm gián đoạn. WB công bố bảng xếp hạng Chỉ số HIệu quả Logistics (LPI-. Logistics Performance Index) năm 2023. Theo đó:
Đứng đầu thế giới là Singapore
Thứ hai là Phần Lan
Thứ ba là Đan Mạch, Đức, Hà Lan và Thuỵ Sỹ.
Việt Nam đứng vị trí thứ 43. Giảm 4 bậc so với hạng 39 tại lần công bố LPI gần nhất vào năm 2018.
Báo cáo LPI 2023 chỉ ra ngành logistics thích ứng với sự thay đổi của các mô hình thương mại toàn cầu. Với độ tin cậy của chuỗi cung ứng cao hơn. Khả năng chuẩn bị trước khủng hoảng tốt hơn. xanh hóa chuỗi cung ứng và số hóa.
Theo LPI 2023. Số hóa chuỗi cung ứng từ đầu đến cuối. Đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi, đang cho phép rút ngắn thời gian trễ cảng lên đến 70% so với các nước phát triển.
Hơn nữa, nhu cầu logistics xanh đang tăng lên. Với 75% chủ hàng đang tìm kiếm các lựa chọn thân thiện với môi trường khi xuất khẩu sang các nước có thu nhập cao. Trong khi phần lớn thời gian dành cho vận chuyển. Sự chậm trễ lớn nhất xảy ra tại cảng biển, sân bay và vận tải đa phương thức.
Các kết quả chính của Báo cáo LPI 2023 có thể tóm lược ở một số điểm sau:
Chỉ số LPI mới được tính toán dựa trên cơ sở dữ liệu lớn toàn cầu về vận tải container đường biển. Vận tải hàng không và hoạt động bưu chính; và chưa được tích hợp vào cách tính toán các chỉ số thành phần của LPI (điểm và xếp hạng của các quốc gia).
Căn cứ đánh giá chỉ số LPI
Báo cáo LPI 2023 bao gồm tập cơ sở dữ liệu mở rộng
Tập cơ sở dữ liệu mở rộng gồm:
(i) Chỉ số LPI dựa trên điều tra khảo sát các doanh nghiệp dịch vụ logistics chuyên nghiệp
(ii) Chỉ số LPI mới đo lường tốc độ thương mại thực toàn thế giới.
Chỉ số LPI mới đo lường thời gian và tính toán hiệu quả của các tuyến cụ thể (ví dụ như thời gian chậm chuyến ở cảng hay sân bay).
Trong khi chỉ số LPI dựa trên khảo sát cung cấp sự đánh giá về 6 khía cạnh của hiệu quả logistics:
1.Cơ sở hạ tầng về thương mại và vận tải
2.Quản trị hải quan và thông quan
3.Chất lượng dịch vụ logistics
4.Thời gian vận tải
5.Năng lực truy suất
6.Mức độ cạnh tranh về giá trong vận tải quốc tế.
Căn cứ vào khả năng phục hồi linh hoạt các quôc gia
Báo cáo LPI 2023 cho thấy. Dịch vụ logistics có khả năng phục hồi linh hoạt ở cả các quốc gia trong top đầu và ở các quốc gia trong nhóm cuối của bảng xếp hạng chỉ số LPI.
Mặc dù dịch Covid-19 gây ra sự đứt gãy trong vận tải và chuỗi cung ứng toàn cầu. Điểm chỉ số LPI tổng hợp về cơ bản không có sự thay đổi nhiều so với lần khảo sát gần nhất vào năm 2018. Trước khi dịch Covid-19 hoành hành.
Sự phục hồi linh hoạt này một phần phản ánh sự ưu việt của bản thân chỉ số LPI khi đã bao phủ được các nhân tố có
tính chất cấu trúc chịu ảnh hưởng trực tiếp của khủng hoảng do Covid, ví dụ như chất lượng của cơ sở hạ tầng hay thủ tục hải quan.
Top 10 quốc gia với chỉ số PLI cao nhất thậm chí có điểm xếp hạng là 4.1/5, cao hơn mức điểm 4.0 của năm 2018. Mức điểm bình quân của 10 quốc gia thuộc nhóm thấp nhất cũng không suy giảm mà vẫn giữ mức 2.1/5 như năm 2018.
Tuy nhiên, bảng xếp hạng 2023 có số quốc gia được xếp hạng ít hơn 21 quốc gia so với bảng xếp hạng 2018. Hầu hết trong số đó là các nước có thu nhập thấp.
Sự cải thiện và xu hương tăng thứ hạng LPI
Các nước trong nhóm có chỉ số LPI ở mức giữa thể hiện sự tiến bộ. Với số lượng nhiều nước đạt chỉ số xếp hạng cao hơn so với các năm trước. Chỉ số bình quân của quốc gia về cơ bản tăng ổn định trong thập kỷ qua, với nhiều nước tập trung ở nhóm quốc gia có số điểm bình quân từ 3 đến 4
Sự tin cậy trong chuỗi cung ứng được coi là nhân tố then chốt. Đối với vận tải container, thời gian bình quân của tất cả các tuyến đường vận tải từ cảng khởi hành đến cảng đích là 44 ngày, với độ lệch chuẩn là 10.5 ngày, trong đó vận tải đường biển chiếm 60% khoảng thời gian này.
Sự trì hoãn/chậm chuyến lớn nhất xảy ra khi container được lưu giữ ở cảng đi hoặc đến – các cảng, bến cảng hoặc
các cơ sở hạ tầng vận tải đa phương thức khác, cho thấy hàm ý chính sách để tăng độ tin cậy trong chuỗi cung ứng là các chính sách nhằm vào các điểm nút cơ sở hạ tầng, như đầu tư vào năng suất khai thác cảng, hiện đại hóa hải quan, hay áp dụng công nghệ mới.
Thứ hạng LPI Việt Nam ở đâu?
Trong bảng xếp hạng LPI năm 2023. Việt Nam đã tiếp tục đà tăng. Điểm đạt được trong báo cáo LPI 2018 khi đạt mức tăng 0,03 điểm, từ 3,27 điểm lên 3,3 điểm (điểm cao nhất là 5).
Trước đó, LPI 2018 ghi nhận Việt Nam tăng điểm rất mạnh từ số điểm 2,98 điểm ghi nhận vào báo cáo 2016. Xét về thứ
hạng, Việt Nam giảm 4 bậc trên bảng xếp hạng LPI 2023, rơi xuống vị trí thứ 43 trong số 139 nền kinh tế được xếp hạng, nhưng xét về nhóm điểm, Việt Nam đứng ở nhóm điểm thứ 11 (có chỉ số LPI là 3,3)
Việt Nam đứng ở nhóm điểm thứ 11 cùng 7 quốc gia khác là Croatia, Czechia, Malta, Oman, Phillippines, Slovak Republic và Slovenia.
So với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam tiếp tục xếp sau Singapore (đứng đầu bảng). Malaysia (xếp thứ 26) và Thái Lan (xếp thứ 34), cùng thứ hạng với Philippines.
Xét về các chỉ số thành phần, Việt Nam ghi điểm tăng ở các hạng mục về Hạ tầng, Hải quan và Gửi hàng quốc tế, còn các hạng mục Năng lực và chất lượng dịch vụ logistics, Tính đúng giờ và Khả năng theo dõi hàng hóa ghi nhận việc giảm điểm.
Thông tin liên hệ Dịch vụ gửi hàng đi Mỹ
Chuyển phát Nhanh Quốc tế Giá rẻ Á Châu Express
104/2 Ba Vân, Phường 14, Q. Tân Bình, Tp HCM
132/17 Dương Văn Dương, Tân Quý, Q. Tân Phú, Tp. HCM
S5.02 Khu đô Thị Vinhome, Thành phố Thủ Đức, Tp HCM
Liên hệ: 0909.135.108 – 033.267.9495 – 090.3939.609
Liên kết seo: Địa chỉ bán máy đếm tiền tại Nha Trang